Sau 90 ngày không góp đủ vốn điều lệ có bị phạt không?

  • Thứ hai, 16/10/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 258 Lượt xem

Sau 90 ngày không góp đủ vốn điều lệ có bị phạt không?

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 yêu cầu thành viên/chủ sở hữu/cổ đông công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần phải góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mục lục

    Vốn điều lệ là gì?

    Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

    Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký có mặt trên thị trường công ty là mức vốn mà thành viên doanh nghiệp cam kết góp được ghi nhận trong điều lệ của công ty.

    >>>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty

    Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ?

    Căn cứ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì pháp luật hiện nay không quy định mức vốn điều lệ cụ thể đối với công ty nói chung.

    Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của tổ chức, vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Vì thế, lúc quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên tổ chức nên xác định vốn điều lệ dựa trên các điều kiện thực tế cũng như sự phát triển định hướng tương lai sau này của Doanh nghiệp như:

    – Khả năng tài chính của mình;

    – Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;

    – Chi phí hoạt động thực tại của đơn vị sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của đơn vị để tiêu dùng cho các hoạt động của đơn vị sau lúc thành lập);

    – Dự án ký kết có đối tác nước ngoài..

    Hiện nay, Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn góp đủ vốn đối với công ty mới thành lập là 90 ngày, diễn ra từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

    Lưu ý:

    – Thành viên tổ chức phải chịu phận sự hữu hạn trong khuôn khổ số vốn mình đã đăng ký hoặc đã góp (trừ chủ đơn vị tư nhân và thành viên hợp doanh phải chịu phận sự vô hạn).

    – Số vốn góp quyết định mực thuế môn bài tổ chức phải nộp sau lúc hoàn tất trật tự xây dựng thương hiệu tổ chức. Theo quy định hiện hành thuế môn bài được chia thành hai mức:

    + Mức 1: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm

    + Mức 2: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm

    Tuy nhiên, công ty cần lưu ý đối sở hữu nhưng đơn vị xây dựng thương hiệu để kinh doanh các lĩnh vực kinh doanh mang điều kiện về vốn pháp định hoặc đề nghị ký quỹ thì vốn điều lệ của doanh nghiệp phải tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc đáp ứng ký quỹ theo quy định của luật pháp.

    Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp không?

    Hiện nay pháp luật không quy định về nghĩa vụ chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Tại các bước đăng ký thành lập, doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền.

    Theo đó, vốn điều lệ do doanh nghiệp tự đăng ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai.

    Tuy nhiên, nếu ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định, trường hợp yêu cầu vốn ký quỹ thì doanh nghiệp sẽ cần phải chứng minh.

    Thời hạn góp vốn điều lệ là bao lâu?

    Thời hạn góp vốn công ty cổ phần

    Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

    Theo đó, thời hạn góp vốn điều lệ vào công ty cổ phần là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, các cổ đông phải thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập công ty cổ phần.

    Nếu hết thời hạn 90 ngày mà các cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký thì công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã thanh toán trong thời hạn 30 ngày.

    Thời hạn góp vốn công ty TNHH 1 thành viên

    Theo khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên có thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để góp vốn đầy đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập.

    Trong thời hạn góp vốn, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết. Nếu không góp vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày nói trên, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu vẫn chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn thay đổi vốn điều lệ, tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.

    Thời hạn góp vốn công ty TNHH từ 2 thành viên

    Khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

    Thời hạn góp vốn công ty hợp danh

    Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định cụ thể về thời hạn góp vốn vào công ty hợp danh. Thay vào đó, khoản 1 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ quy định: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

    Như vậy, thời hạn góp vốn điều lệ công ty hợp danh phải được đảm bảo thực hiện đúng như thời hạn mà các thành viên đã cam kết. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết mà gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Thời hạn góp vốn doanh nghiệp tư nhân

    Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không cần chịu thực hiện việc chuyển quyền sỏ hữu vốn góp cho doanh nghiệp tư nhân.

    Sau 90 ngày không góp đủ vốn điều lệ có bị phạt không?

    Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 yêu cầu thành viên/chủ sở hữu/cổ đông công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần phải góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ theo thời hạn nêu trên thì phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

    Nếu hết thời hạn nêu trên, công ty vẫn không thực hiện thay đổi vốn điều lệ thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo điểm a khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 46 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;

    Ngoài biện pháp phạt tiền còn bị áp dụng Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

    Như vậy Khi hết thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn nhưng doanh nghiệp không điều chỉnh vốn điều lệ sẽ bị phạt từ 30 – 50 triệu đồng và buộc phải điều chỉnh vốn (điểm a khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

    Xử lý khi không góp đủ vốn điều lệ thế nào?

    Tùy theo loại hình Doanh nghiệp mà pháp luật sẽ có quy định xử lý khác nhau khi Doanh nghiệp thành lập mà không thực hiện góp vốn đầy đủ. Cụ thể:

    – Công ty cổ phần

    + Sau 90 ngày, nếu chưa góp đủ vốn, cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.

    + Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này.

    – Công ty TNHH 1 thành viên

    Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải: Đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp thực tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

    – Công ty TNHH 2 thành viên

    Sau 90 ngày, nếu không góp đủ vốn, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, cụ thể:

    + Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

    + Nếu chưa chào bán hết, phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp.

    – Công ty hợp danh

    + Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

    + Riêng đối với thành viên góp vốn công ty hợp danh, trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên

    Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về: Sau 90 ngày không góp đủ vốn điều lệ có bị phạt không?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *