Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng
Ngành nghề kinh doanh là ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành. Hệ thống ngành kinh tế này có mã từng ngành được phân theo nhóm rất chi tiết.
Kinh doanh nhà hàng hiện nay đang là xu hướng và là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư bởi Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, mỗi năm số lượng nhà hàng, khách sạn, quán ăn… mở mới là rất lớn. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng như thế nào?
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành. Hệ thống ngành kinh tế này có mã từng ngành được phân theo nhóm rất chi tiết.
Phân loại ngành nghề kinh doanh sẽ giúp nhà nước dễ dàng trong việc quản lý kinh tế và xã hội từ đó tạo thành chuẩn mực cho mỗi loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc thù của mỗi công ty.
Mã ngành nghề kinh doanh nhà hàng
Trước khi tìm hiểu về Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng cần nắm được mã ngành nghề kinh doanh nhà hàng. Mã ngành nghề kinh doanh nhà hàng bao gồm:
5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tới khách hàng, trong đó khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về. Nhóm này cũng gồm hoạt động chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn uống tại xe bán đồ ăn lưu động hoặc xe kéo, đẩy bán rong.
Cụ thể:
– Nhà hàng, quán ăn;
– Quán ăn tự phục vụ;
– Quán ăn nhanh;
– Cửa hàng bán đồ ăn mang về;
– Xe thùng bán kem;
– Xe bán hàng ăn lưu động;
– Hàng ăn uống trên phố, trong chợ.
Nhóm này cũng gồm: Hoạt động nhà hàng, quán bar trên tàu, thuyền, phương tiện vận tải nếu hoạt động này không do đơn vị vận tải thực hiện mà được làm bởi đơn vị khác.
Loại trừ: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh đồ ăn được phân vào nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác).
Ngành nghề chi tiết | Mã ngành chi tiết |
Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh). Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống. Khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về. | 56101 |
Cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi của hàng ăn nhanh. Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tại các cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh (fast-food chain). | 56102 |
Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác. Nhóm này gồm: Hoạt động chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn uống tại xe bán đồ ăn lưu động hoặc xe kéo, đẩy bán rong như: Xe thùng bán kem và xe bán hàng ăn lưu động. | 56109 |
562: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác
Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng nhân các sự kiện như phục vụ tiệc hội nghị, tiệc gia đình, đám cưới… hoặc hợp đồng dịch vụ ăn uống cho một khoảng thời gian và hoạt động nhượng quyền dịch vụ ăn uống, ví dụ phục vụ ăn uống cho các sự kiện thể thao hoặc tương tự.
Ngành nghề chi tiết | Mã ngành chi tiết |
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng. Nhóm này gồm: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, tại địa điểm mà khách hàng yêu cầu như tiệc hội nghị cơ quan, doanh nghiệp, đám cưới, các công việc gia đình khác…. Loại trừ: – Sản xuất đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn để bán lại được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu); – Bán lẻ đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn được phân vào ngành 47 (Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác). | 5621 – 56210 |
Dịch vụ ăn uống khác. Nhóm này gồm: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể. Nhóm này cũng gồm: – Hoạt động nhượng quyền kinh doanh ăn uống, ví dụ cung cấp dịch vụ ăn uống cho các cuộc thi đấu thể thao hoặc những sự kiện tương tự trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồ ăn uống thường được chế biến tại địa điểm của đơn vị cung cấp dịch vụ, sau đó vận chuyển đến nơi cung cấp cho khách hàng; – Cung cấp suất ăn theo hợp đồng, ví dụ cung cấp suất ăn cho các hãng hàng không, xí nghiệp vận tải hành khách đường sắt…; – Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự; – Hoạt động của các căng tin và hàng ăn tự phục vụ (ví dụ căng tin cơ quan, nhà máy, bệnh viện, trường học) trên cơ sở nhượng quyền. – Hoạt động cung cấp suất ăn công nghiệp cho các nhà máy, xí nghiệp. Loại trừ: – Sản xuất đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn để bán lại được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu); – Bán lẻ đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn được phân vào ngành 47 (Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác). | 5629 – 56290 |
563 – 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống
Nhóm này gồm: Hoạt động chế biến và phục vụ đồ uống cho khách hàng tiêu dùng tại chỗ của các quán bar, quán karaoke, quán rượu; quán giải khát có khiêu vũ (trong đó cung cấp dịch vụ đồ uống là chủ yếu); hàng bia, quán bia; quán cafe, nước hoa quả, giải khát; dịch vụ đồ uống khác như: nước mía, nước sinh tố, quán chè, xe bán rong đồ uống…
Loại trừ:
– Bán lại đồ uống đã đóng chai, đóng lon, đóng thùng được phân vào các nhóm 4711 (Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp), 47230 (Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh), 47813 (Bán lẻ đồ uống lưu động hoặc tại chợ), 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu);
– Hoạt động của các vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ không phục vụ đồ uống được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).
Ngành nghề chi tiết | Mã ngành chi tiết |
Quán rượu, bia, quầy bar. Nhóm này gồm: Hoạt động của các quán rượu phục vụ khách hàng uống tại chỗ: rượu mạnh, rượu vang, rượu cocktail, bia các loại… Loại trừ: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn và uống rượu, bia nhưng trong đó đồ ăn là chủ yếu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh)). | 56301 |
Quán cà phê, giải khát. Nhóm này gồm: – Hoạt động của các quán chế biến và phục vụ khách hàng tại chỗ các loại đồ uống như: cà phê, nước sinh tố, nước mía, nước quả, quán chè đỗ đen, đỗ xanh… | 56302 |
Dịch vụ phục vụ đồ uống khác. Nhóm này gồm: Hoạt động của xe bán rong đồ uống | 56309 |
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng
Khi thông báo bổ sung ngành, nghề kinh doanh người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.Để thực hiện Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng thì việc chuẩn bị hồ sơ có vai trò rất quan trọng.
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng bao gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
Nếu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ gặp vướng mắc quý khách hàng hãy liên hệ đến Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc để được hướng dẫn chi tiết hơn.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng
Để thực hiệnThủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng cần tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Chọn mã ngành nghề để bổ sung ngành nghề kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng đa dạng và có nhiều tên gọi khác nhau trong thực tế. Tuy nhiên khi tiến hành bổ sung ngành nghề kinh doanh vào giấy phép, doanh nghiệp phải lựa chọn các mã ngành phù hợp theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
– Các ngành nghề có trong quy định tại Quyết định 27/2018QĐ-TTG về hệ thống các ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ ban hành, khi tiến hành thay đổi ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp phải áp các mã ngành kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh theo mã 4 cấp.
– Các ngành được quy định theo pháp luật chuyên ngành thì doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề này theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4.
– Với các ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề thì ngoài việc doanh nghiệp phải chọn mã ngành 4 cấp tương ứng, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ chứng chỉ để kinh doanh ngành nghề này.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng
Sau khi đã lựa chọn được mã ngành nghề phù hợp để bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng thì doanh nghiệp sẽ tiến hành soạn hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh theo nội dung đã hướng dẫn ở trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ đế Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bằng hình thức nộp online.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ, nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh trọn gói, nhanh chóng
Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp nói chung và bổ sung ngành nghề kinh doanh nó riêng Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh trọn gói, nhanh chóng sẽ thực hiện các công việc cụ thể như:
– Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về bổ sung ngành nghề kinh doanh;
– Soạn tờ khai thông tin người nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh;
– Thực hiện thủ tục mã hóa ngành nghề;
– Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả;
– Công bố về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia;
– Bàn giao giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nhà hàng, trường hợp cần tư vấn thêm hoặc hỗ trợ về dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh quý khách hàng hãy liên hệ cho chúng tôi theo hotline 0981.378.999 để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc