Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đấu giá tài sản

Để giúp Quý vị thực hiện Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đấu giá tài sản, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này

Để giúp Quý vị thực hiện Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đấu giá tài sản, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này

  • Thứ hai, 09/10/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 258 Lượt xem

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đấu giá tài sản

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật Đấu giá tài sản.

Để giúp Quý vị thực hiện Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đấu giá tài sản, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Mục lục

    Đấu giá tài sản là gì?

    Theo khoản 2 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật Đấu giá tài sản.

    Điều kiện kinh doanh đấu giá tài sản

    Điều 23 Luật Đấu giá tài sản quy định về Doanh nghiệp đấu giá tài sản, theo đó, Quý vị cần lưu ý các điều kiện đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản như sau:

    1. Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân do chủ doanh nghiệp lựa chọn, tên của công ty đấu giá hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “doanh nghiệp đấu giá tư nhân” hoặc “công ty đấu giá hợp danh”.

    3. Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản:

    a) Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên;

    b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.

    4. Những nội dung liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản không quy định tại Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

    Mã ngành đấu giá tài sản

    Theo Phụ lục II Nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ) thì kinh doanh đấu giá tài sản có thể có 2 mã ngành cấp 4 như sau:

    4610: Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa

    46103: Đấu giá hàng hóa

    Nhóm này gồm: Các hoạt động của người có tài sản đấu giá tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng công khai để chọn người mua trả giá cao nhất về các loại hàng hóa:

    – Nông, lâm sản nguyên dạng, động vật sống, nguyên liệu dệt thô và bán thành phẩm;

    – Nhiên liệu, quặng, kim loại và hoá chất công nghiệp, phân bón;

    – Lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá, thuốc lào;

    – Hàng dệt, may sẵn, hàng da lông thú, giày dép, các sản phẩm da và giả da;

    – Gỗ xây dựng và nguyên, vật liệu xây dựng;

    – Máy móc, thiết bị, kể cả máy văn phòng, máy vi tính, thiết bị công nghiệp, tàu thuyền và máy bay;

    – Giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự, đồ dùng gia đình, hàng gia dụng và đồ ngũ kim.

    Loại trừ: Hoạt động đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất được phân vào nhóm 6820 (Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất).

    6820: Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất

    Nhóm này gồm:

    – Việc cung cấp các hoạt động kinh doanh bất động sản trên cơ sở phí hoặc hợp đồng bao gồm các dịch vụ liên quan đến bất động sản như:

    + Hoạt động của các đại lý kinh doanh bất động sản và môi giới.

    + Trung gian trong việc mua, bán hoặc cho thuê bất động sản trên cơ sở phí hoặc hợp đồng.

    + Quản lý bất động sản trên cơ sở phí hoặc hợp đồng.

    + Dịch vụ định giá bất động sản.

    + Sàn giao dịch bất động sản.

    Loại trừ:

    – Hoạt động pháp lý được phân vào nhóm 69101 (Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật).

    – Dịch vụ hỗ trợ cơ sở vật chất được phân vào nhóm 81100 (Dịch vụ hỗ trợ tổng hợp).

    – Quản lý các cơ sở, như các cơ sở quốc phòng, nhà tù hoặc các cơ sở khác (trừ quản lý phương tiện máy vi tính) được phân vào nhóm 81100 (Dịch vụ hỗ trợ tổng hợp).

    68202: Đấu giá bất động sản, quyền sử dụng đất

    Nhóm này gồm:

    – Việc cung cấp dịch vụ đấu giá bất động sản, quyền sử dụng đất trên cơ sở phí hoặc hợp đồng.

    Như vậy, nếu tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất, mã ngành tương ứng của đấu giá quyền sử dụng đất là 6820, nếu tài sản đấu giá là tài sản khác, mã ngành tương ứng của đấu giá hàng hóa là 4610.

    Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đấu giá tài sản

    Quý vị thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đấu giá tài sản theo các bước dưới đây:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    – Thông báo về sự thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

    – Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

    – Giấy ủy quyền cho các nhân, tổ chức khác thực hiện thay thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (nếu có)

    – Các giấy tờ về chứng thực cá nhân của người được ủy quyền:

    + Nếu là công dân Việt Nam thì giấy tờ là chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) hoặc ngoài ra có thể thay thế bằng hộ chiếu Việt Nam (còn hiệu lực).

    + Nếu là người nước ngoài thì giấy tờ là hộ chiếu của chủ thể hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị thay thế cho hộ chiếu nước ngoài (còn hiệu lực).

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề bổ sung ngành nghề kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư. Theo đó, có hai cách thức nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền này, cụ thể là:

    – Nộp trực tiếp ở Phòng Đăng ký kinh doanh tại nơi công ty đặt trụ sở.

    – Gửi hồ sơ qua hệ thống của cổng thông tin điện tử đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo website: www.dangkykinhdoanh.gov.vn.

    Sau khi nộp xong hồ sơ, phía bên Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi lại giấy biên nhận cho bên doanh nghiệp.

    Bước 3: Nhận kết quả

    Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tiến hành kiểm tra về tính hợp lệ của hồ sơ, theo đó xảy ra 2 trường hợp là:

    – Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan sẽ thực hiện bổ sung và thay đổi thông tin của ngành, nghề kinh doanh trên cơ sở dữ liệu quốc gia – mục đăng ký doanh nghiệp.

    – Nếu hồ sơ rà soát không hợp lệ thì trong vòng 3 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo doanh nghiệp cần phải  thực hiện việc sửa đổi, bổ sung tài liệu hồ sơ.

    Đối với hình thức nhận kết quả có hai trường hợp:

    – Trực tiếp nhận kết quả tại Sở kế hoạch đầu tư (nơi đã đăng ký nộp hồ sơ).

    – Gián tiếp – thông qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho cơ quan, cá nhân khác thực hiện dịch vụ nhận hồ sơ thay.

    Trường hợp doanh nghiệp có thể yêu cầu để được cấp xác nhận về việc bổ sung ngành nghề cho doanh nghiệp.

    Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc với đội ngũ chuyên viên pháp lý cao cấp đã và đang thực hiện đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh cho nhiều tổ chức, cá nhân trên khắp toàn quốc. Chúng tôi đã và đang triển khai dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh trọn gói, chất lượng, với mức phí trong tầm tay sẽ hỗ trợ cho Quý khách hàng các nội dung:

    – Tư vấn quy trình, thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
    – Tư vấn lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh đúng quy định pháp luật, tư vấn ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, ngành nghề yêu cầu bằng cấp chuyên môn…;
    – Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết;
    – Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề tại phòng đăng ký kinh doanh;
    – Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
    – Nhận giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới của công ty;
    – Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan sau khi thay đổi ngành nghề.

    Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đấu giá tài sản. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *