Bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động
Bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động
Doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Ngành, nghề kinh doanh hiện nay chưa có quy định về khái niệm. Tuy nhiên, Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống ngành nghề kinh doanh văn bản và ban hành Phụ lục quy định danh sách mã ngành nghề kinh doanh.
Bên cạnh đó, Khoản 1, 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có các quyền:
– Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn các ngành nghề kinh doanh theo quy định, nếu có nhu cầu mở rộng, phát triển thêm, doanh nghiệp hoàn toàn được quyền thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh theo thủ tục mà pháp luật quy định.
Mã ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động là gì?
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, các mã ngành nghề kinh doanh liên quan đến xuất khẩu lao động bao gồm:
Nhóm mã ngành nghề: 781 – 7810 – 78100: Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm
Nhóm này gồm: Hoạt động lập danh sách, tuyển dụng lao động, giới thiệu việc làm, những người được giới thiệu không làm trong các công ty môi giới.
Nhóm này cũng gồm:
– Tìm kiếm, lựa chọn, giới thiệu và sắp xếp lao động bao gồm cả quản lý;
– Hoạt động của các hãng tìm kiếm diễn viên;
– Hoạt động của các hãng tuyển dụng lao động trên mạng.
Loại trừ: Hoạt động của các tổ chức nghệ thuật được phân vào nhóm 74900 (Hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ khác chưa được phân vào đâu).
782 – 7820 – 78200: Cung ứng lao động tạm thời
Nhóm này gồm: Cung cấp lao động theo yêu cầu của khách hàng trong một thời gian hạn định để bổ sung vào lực lượng lao động của khách hàng, những người được tuyển dụng là lao động của khu vực dịch vụ lao động tạm thời. Tuy nhiên, các đơn vị được phân loại ở đây không thực hiện việc giám sát trực tiếp lao động của họ trong khi làm việc cho khách hàng.
783 – 7830: Cung ứng và quản lý nguồn lao động
78301: Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước
Nhóm này gồm: Các hoạt động cung cấp nguồn lao động dài hạn, ổn định, quản lý nguồn lao động trong nước, đại diện cho người lao động trong trường hợp liên quan đến việc thanh toán tiền lương, thuế và các vấn đề về tài chính hoặc nguồn lao động, nhưng họ không có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát người lao động.
Loại trừ:
– Cung cấp nguồn lao động với vai trò giám sát hoặc quản lý kinh doanh phân vào nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với ngành kinh doanh đó;
– Cung cấp chỉ một yếu tố nguồn lao động phân vào nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với yếu tố đó.
78302: Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài
Nhóm này gồm: Các hoạt động cung cấp nguồn lao động dài hạn, ổn định, quản lý nguồn lao động làm việc ở nước ngoài, đại diện cho người lao động trong trường hợp liên quan đến việc thanh toán tiền lương, thuế và các vấn đề về tài chính hoặc nguồn lao động, nhưng họ không có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát người lao động.
Loại trừ:
– Cung cấp nguồn lao động với vai trò giám sát hoặc quản lý kinh doanh, được phân theo nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với ngành kinh doanh đó;
– Cung cấp chỉ một yếu tố nguồn lao động, xem nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với yếu tố nguồn lao động đó.
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động
Khi có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ thông báo bao gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động ở đâu?
Hồ sơ thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động được soạn thành 01 bộ và nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động tại Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc
Là một đơn vị đi đầu trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp như thành lập doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề kinh doanh, xin giấy phép, đăng ký sở hữu trí tuệ… Chúng tôi chắc rằng sẽ không làm khách hàng thất vọng. Đến với dịch vụ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc, chúng tôi sẽ thay khách hàng soạn hồ sơ, thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng để Quý khách hàng thuận lợi thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động của Đại Lý Thuế Gia Lộc bao gồm các công việc:
– Tư vấn tận tình về mã ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu;
– Nhân viên công ty thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh;
– Thực hiện thủ tục công bố thông tin bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu sau khi thay đổi, bổ sung mã ngành xuất nhập khẩu cho khách hàng. Và những thủ tục cần lưu ý sau đó cho khách hàng.
Trên đây là nội dung bài viết Bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc. Mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho Quý độc giả những thông tin hữu ích.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc