Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Nam Định

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Nam Định như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau.

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Nam Định như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau.

  • Thứ hai, 18/12/2023 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 74 Lượt xem

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Nam Định

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo là một trong những thủ tục bắt buộc phải có đối với các tổ chức, cá nhân có ý định tổ chức các hoạt động quảng cáo.

Mục lục

    Có bắt buộc xin giấy phép quảng cáo tại Nam Định không?

    Thủ tục xin giấy phép quảng cáo là một trong những thủ tục bắt buộc phải có đối với các tổ chức, cá nhân có ý định tổ chức các hoạt động quảng cáo. Theo đó, khi doanh nghiệp muốn quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau đây thì phải thực hiện thủ tục xin cấp phép quảng cáo tại cơ quan có thẩm quyền:

    – Thuốc;

    – Mỹ phẩm;

    – Sữa và các sản phẩm dinh dưỡng;

    – Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

    – Hóa chất, chế phẩm;

    – Dịch vụ chữa bệnh, khám bệnh;

    – Dịch vụ cung cấp trang thiết bị y tế;

    – Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu bảo vệ thực vật;

    – Thuốc cho thú ý, vật tư thú y;

    – Phân bón, chế phẩm sinh học.

    Để được cấp giấy phép quảng cáo thì tổ chức, cá nhần cần thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Nam Định theo quy định của pháp luật.

    Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Nam Định như thế nào?

    Với mỗi phương tiện quảng cáo khác nhau thì sẽ có quy định khác nhau về hồ sơ, thủ tục. Nội dung sau sẽ hướng dẫn thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Nam Định bằng bảng quảng cáo, băng-rôn. Theo đó quy trình thủ tục được thực hiện như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép quảng cáo

    Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.

    Hồ sơ thông báo xin giấy phép quảng cáo bằng băng rôn bao gồm:

    – Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.

    – Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.

    – Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo theo quy định tại Điều 20 của Luật Quảng cáo 2012.

    – Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội.

    – Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức.

    – Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn.

    – Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.

    – Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Quảng cáo 2012.

    Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương xác nhận về việc nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo.

    Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo?

    Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có cơ quan chức năng khác nhau chịu trách nhiệm quản lý riêng. Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép quảng cáo được quy định cụ thể như sau:

    – Cục Quản lý Dược: cấp phép quảng cáo nội dung về thuốc;

    – Cục An toàn thực phẩm: cấp phép quảng cáo những nội dung về sữa và dinh dưỡng cho trẻ;

    – Cục Quản lý khám, chữa bệnh: xem xét hồ sơ xin cấp phép của dịch vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của các cơ sở do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp phép hoạt động;

    – Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền: cấp phép quảng cáo của dịch vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của các cơ sở do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động;

    – Cục Quản lý môi trường Y tế: chịu trách nhiệm cấp phép quảng cáo về hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn sử dụng trong lĩnh vực gia dụng, y tế;

    – Cục Quản lý Trang thiết bị và Công trình Y tế: cấp phép quảng cáo trang thiết bị y tế.

    Chi phí xin giấy phép quảng cáo tại Nam Định

    Thông thường chi phí xin cấp giấy phép quảng cáo là khác nhau do một phần phụ thuộc nhu cầu của khách hàng muốn quảng cáo về mặt hàng nào, một phần là do nơi mà khách hàng xin cấp giấy phép. Tuy nhiên về mặt tổng thể, có các khoản mà khách hàng cần thanh toán khi xin giấy phép quảng cáo như sau:

    – Chi phí xây dựng nội dung quảng cáo: 

    Doanh nghiệp, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ để được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Nội dung quảng cáo là một phần quan trọng nhất đối với hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng xin giấy phép quảng cáo. 

    – Chi phí thẩm định hồ sơ quảng cáo: 

    Đây là chi phí tiên quyết, bắt buộc mà doanh nghiệp, tổ chức cần phải trả khi nộp hồ sơ. Đối với các loại sản phẩm quảng cáo khác nhau phí thẩm định hồ sơ quảng cáo cũng sẽ khác nhau.

    Ví dụ đối với trường hợp xin cấp giấy phép quảng cáo thuốc, mỹ phẩm thì mức phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm được quy định như sau:

    – Xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc, mỹ phẩm là 1.800.000/hồ sơ.(Như đã nói ở trên)

    – Cấp phép lưu hành đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Đăng ký lần đầu, đăng ký lại là 5.500.000 đồng/hồ sơ; Đăng ký gia hạn là 3.000.000 đồng/hồ sơ;  Đối với hồ sơ đăng ký thay đổi/bổ sung thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có giấy phép lưu hành là 1.000.000 đồng/hồ sơ.

    – Công bố sản phẩm mỹ phẩm, tiêu chuẩn dược liệu là 500.000 đồng/mặt hàng.

    Ngoài ra, tổ chức, cá nhân có thể mất khoản chi phí nếu thuê trọn gói dịch vụ quảng cáo thông qua hợp đồng dịch vụ đối với doanh nghiệp khác.

    Giấy phép quảng cáo có thời hạn bao lâu?

    Pháp luật không quy định cụ thể thời hạn của giấy phép quảng cáo là bao nhiêu năm, mà Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần phải dựa vào hiệu lực  hàng hóa, sản phẩm của mình đã đăng ký, nếu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đó hết hiệu lựa đồng nghĩa với việc giấy phép quảng cáo hết hạn sử dụng, mỗi loại sản phẩm sẽ có hiệu lực sử dụng khác nhau nên thời hạn giấy phép cũng sẽ khác nhau, việc tính thời hạn giấy phép quảng cáo được xác định như sau:

    – Giấy phép quảng cáo hết hạn trong trường hợp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hết hiệu lực sử dụng:

    + Thuốc có số đăng ký đã hết hạn;

    + Thuốc bị rút số đăng ký hoặc thuốc bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng;

    + Thay đổi thông tin về chỉ định, chống chỉ định, liều lượng của thuốc.

    – Giấy phép quảng cáo hết hạn trong các trường hợp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm hết hiệu lực:

    + Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã hết hiệu lực;

    + Mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi hoặc bị rút số tiếp nhận phiếu công bố;

    + Có những thay đổi về thông tin ảnh hưởng đến tính an toàn và chất lượng của mỹ phẩm.

    Mọi vấn đề cần tư vấn thêm về Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Nam Định hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép quảng cáo quý khách hàng hãy liên hệ đến Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc theo hotline 0981.378.999 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *