Treo băng rôn phản đối chủ đầu tư ở chung cư có phạm luật?
Treo băng rôn phản đối chủ đầu tư ở chung cư có phạm luật?
- 1. Treo băng rôn ở chung cư để phản đối chủ đầu tư có phạm luật?
- 1. Treo băng rôn ở chung cư để phản đối chủ đầu tư có phạm luật?
- 2. Treo băng rôn không phải quảng cáo thế nào cho đúng luật?
- 2. Treo băng rôn không phải quảng cáo thế nào cho đúng luật?
- 2.1 Không làm mất trật tự công cộng
- 2.1 Không làm mất trật tự công cộng
- 2.2 Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm
- 2.2 Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm
- 2.3 Không vu khống, đe dọa người khác
- 2.3 Không vu khống, đe dọa người khác
- 2.4 Không lấn chiếm lòng, lề đường phố
- 2.4 Không lấn chiếm lòng, lề đường phố
1. Treo băng rôn ở chung cư để phản đối chủ đầu tư có phạm luật?
Theo Điều 25 Hiến pháp, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do biểu tình, hội họp, lập hội, tự do báo chí, tiếp cận thông tin.
Do đó, hành vi treo băng rôn ở chung cư nhằm phản đối chủ đầu tư một cách ôn hòa thì có thể coi đây là hành vi thể hiện quan điểm cá nhân, phản đối các hành vi vi phạm cam kết của chủ đầu tư với người dân sinh sống tại khu chung cư đó.
Do đó, đây là quyền tự do ngôn luận, biểu tình của người dân sinh sống tại khu đô thị nên không phải hành vi vi phạm pháp luật.
2. Treo băng rôn không phải quảng cáo thế nào cho đúng luật?
Mặc dù không phải hành vi vi phạm pháp luật, nhưng treo băng rôn ở chung cư để phản đối chủ đầu tư phải đáp ứng các quy định và điều kiện dưới đây để không trở thành hành vi vi phạm. Cụ thể:
2.1 Không làm mất trật tự công cộng
Nếu việc biểu tình hoặc treo băng rôn gây mất trật tự công cộng tại khu dân cư thì cư dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
Đồng thời, nếu treo băng rôn và mang băng rôn trên đường nhằm tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng khiến mất trật tự công cộng thì có thể bị phạt tù từ 01 – 02 triệu đồng.
Riêng hành vi thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác treo băng rôn nhằm gây rối, làm mất trật tự công cộng thì có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
Những mức phạt này được quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
2.2 Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Bởi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Do đó, khi lợi dụng việc treo băng rôn phản đối chủ đầu tư nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 – 03 triệu đồng cho hành vi xúc phạm, bôi nhọ, lăng mạ danh dự, nhân phẩm người khác hoặc nếu người bị xúc phạm là người thân trong gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 05 – 20 triệu đồng (theo Điều 7 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Nếu nghiêm trọng hơn, người phạm tội còn có thể bị phạt tù về Tội làm nhục người khác tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 với mức phat tù cao nhất là 05 năm.
2.3 Không vu khống, đe dọa người khác
Bên cạnh việc không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì cư dân treo băng rôn cũng không nhằm vu khống, đe dọa người khác. Vu khống trong trường hợp này được hiểu là, cư dân treo băng rôn để phản đối những nội dung chủ đầu tư không vi phạm thỏa thuận, cam kết.
Không chỉ vậy, nếu treo băng rôn nhằm đe dọa chủ đầu tư thì đây cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu vu khống, bịa đặt, không có căn cứ hay thông tin chính xác nhưng vẫn loan truyền thông tin sai sự thật đến người khác nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây thiệt hại cho chủ đầu tư thì cư dân có thể bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng về hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác theo quy định của điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Nếu nghiêm trọng hơn, người phạm tội vu khống có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức phạt tù cao nhất là 07 năm tù.
2.4 Không lấn chiếm lòng, lề đường phố
Nếu việc treo băng rôn không được thực hiện tại chính căn hộ của cư dân mà treo băng rôn, biểu ngữ trong phạm vi đất dành cho đường bộ trái phép thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng (cá nhân) hoặc 01 – 02 triệu đồng (tổ chức) theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đồng thời, cư dân có hành vi vi phạm nêu trên sẽ phải thu dọn, gỡ băng rôn, biểu ngữ đã treo trên phần đường bị treo trái phép và bị cản trở an toàn giao thông đường bộ.
Trên đây là quy định về vấn đề: Treo băng rôn ở chung cư để phản đối chủ đầu tư bị phạt thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp.