Yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm mới đưa giấy tờ, đúng hay sai?

Yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm mới đưa giấy tờ, đúng hay sai?

Nhiều người cho rằng Cảnh sát giao thông (CSGT) chỉ được dừng phương tiện khi phát hiện lỗi vi phạm và yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm mới đưa giấy tờ để kiểm tra. Vậy vấn đề này đúng hay sai?

Mục lục

    CSGT phải chứng minh vi phạm khi xử phạt

    heo nguyên tắc, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính (theo điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

    Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 19 Thông tư 32/2023/TT-BGTVT, khi phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia thông thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì CSGT tiến hành dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

    Người vi phạm có quyền đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm, Tổ Cảnh sát giao thông tại nơi kiểm soát. Nếu chưa có thông tin, hình ảnh, kết quả tại nơi kiểm soát thì CGST phải hướng dẫn người vi phạm xem khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.

    Như vậy, trước khi xử phạt, CSGT có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông khi xử phạt hành chính, có thể thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ… hoặc trực tiếp phát hiện.

    yeu cau CSGT chung minh vi pham
    Yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm mới đưa giấy tờ, có được không? (Ảnh minh họa)

    Yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm mới đưa giấy tờ, đúng hay sai?

    Một trong những quyền hạn của CSGT là được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.

    Ngay cả khi người điều khiển phương tiện không vi phạm quy định về an toàn giao thông thì CSGT vẫn có quyền dừng xe để kiểm tra giấy tờ trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Thông tư 32:

    – Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được ban hành.

    – Thực hiện theo văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng về dừng phương tiện để bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm khác.

    – Nhận được tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện.

    ​Nếu thuộc một trong các trường hợp trên, CSGT không cần phải chứng minh lỗi vi phạm của người tham gia giao thông trước khi yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra.

    Khi dừng phương tiện thực hiện việc kiểm soát, CSGT có quyền kiểm tra các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 32 bao gồm: 

    • Giấy phép lái xe;

    • Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

    • Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe);

    • Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);

    • Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ).

    Lưu ý: Việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ.
     

    Ngoài kiểm tra giấy tờ, CSGT còn có thể kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện bằng việc thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, gồm các nội dung:

    • Hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông;
    • Điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng theo quy định.
     

    CSGT kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ:

    • Kiểm soát tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật;

    • Kiểm soát số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ.

    Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm mới đưa giấy tờ, đúng hay sai?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!