ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một lĩnh vực của khoa học máy tính và công nghệ thông tin, tập trung vào việc phát triển máy tính và hệ thống có khả năng thực hiện các nhiệm vụ thông minh mà trước đây chỉ có con người mới có thể thực hiện. Mục tiêu chính của AI là tạo ra các chương trình hoặc máy móc có khả năng học hỏi từ dữ liệu, tư duy, ra quyết định và thực hiện các tác vụ tương tự như con người.
Trí tuệ nhân tạo là sự hiểu biết và phát triển liên tục của các hệ thống máy tính (Ảnh: Bộ Khoa học và Công nghệ)
* Nhận định công nghệ trí tuệ nhân tạo trong giải quyết thủ tục hành chính
Theo định nghĩa trên, công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có thể là chìa khóa để tiến tới phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả và triệt để, giúp thay đổi đáng kể về giải quyết nhiều vấn đề bất cập và hạn chế như hiện nay, cụ thể:
– Tự động hóa công việc lặp đi lặp lại: AI có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại như tương tác người dân/doanh nghiệp để cung cấp thông tin, biểu mẫu hoặc căn cứ quy định theo đúng quy định hiện hành. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực và giảm nguy cơ sai sót thông tin.
– Phân tích dữ liệu và dự đoán: Thông qua tương tác với người dân/doanh nghiệp, AI có khả năng phân tích, nắm bắt nhiều khía cạnh thông qua nhu cầu truy vấn thông tin của người dân/doanh nghiệp. Theo đó, AI tự động thống kê, dự đoán và trả về nhiều kết quả theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhằm đưa ra quyết định thông minh hơn và định hướng tốt hơn trong công tác cải cách hành chính.
– Truy cập thông tin nhanh chóng: AI có thể giúp người dân/doanh nghiệp tìm kiếm thông tin liên quan nhanh chóng hoặc đưa ra những thông tin gợi ý, giúp người dân/doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với thông tin mong muốn.
– Tương tác con người – máy: AI có thể tương tác với con người qua các giao diện như giọng nói, văn bản hoặc hình ảnh.
Ứng dụng AI điển hình trong giải quyết thủ tục hành chính là hệ thống chatbot (trả lời tự động) và trợ lý ảo tại các trung tâm hành chính. Điều này cho phép người dân/doanh nghiệp truy vấn thông tin nhận được câu trả lời nhanh chóng, hiệu quả cũng như ngăn chặn tình trạng xếp hàng, chờ đợi như trước kia (hỗ trợ hỏi đáp trực tuyến 24/7), giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và giảm áp lực cho nhân sự.
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Bình Dương đi đầu ứng dụng AI trong chatbot để giải quyết thủ tục hành chính
* Phân tích về AI được sử dụng trong Hệ thống chatbot và trợ lý ảo hiện nay
Hiện nay, hệ thống chatbot và trợ lý ảo được sử dụng là trí tuệ nhân tạo hẹp (Weak AI), được hiểu một loại AI có khả năng giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể được lập trình sẵn thay vì có khả năng tự hiểu, tư duy và thực hiện các tác vụ thông minh như con người, phân tích chi tiết hơn như sau:
– Phạm vi hoạt động: AI yếu là một hệ thống có thể thực hiện một tác vụ hoặc một loạt tác vụ cụ thể nhưng không thể tự động dựa trên kiến thức hoặc thực hiện bất kỳ tác vụ nào nằm ngoài phạm vi nhiệm vụ đã được lập trình.
– Tập trung vào nhiệm vụ cụ thể: AI yếu thường được thiết kế để giải quyết một tác vụ cụ thể hoặc một nhóm tác vụ liên quan. Ví dụ, một hệ thống AI yếu có thể được phát triển để nhận diện hình ảnh, dự đoán tình trạng thời tiết hoặc tạo ra nội dung văn bản.
– Cần dữ liệu huấn luyện: Mỗi khi AI yếu được phát triển cho một tác vụ cụ thể thì cần được huấn luyện với một lượng lớn dữ liệu liên quan đến tác vụ đó. Dữ liệu này giúp hệ thống học cách nhận biết mẫu và áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống mới.
– Không có ý thức hay hiểu biết sâu rộng: AI yếu không có hiểu biết thực sự về thế giới xung quanh và không có khả năng hiểu ngữ cảnh, không có cảm xúc, không có ý thức, không thể áp dụng kiến thức đã học từ một tác vụ sang một tác vụ khác.
– Phụ thuộc vào lập trình và thiết kế: AI yếu chỉ có thể thực hiện những gì nó đã được lập trình để thực hiện. Nếu một tình huống mới xuất hiện ngoài phạm vi lập trình, AI yếu sẽ không thể đảm nhiệm.
Tuy nhiên, Hệ thống chatbot và trợ lý ảo hiện nay đã được sử dụng phổ biến và giải quyết phần nào về khâu tự động tương tác, hướng dẫn thủ tục hành chính cho người dân/doanh nghiệp. Đáng chú ý rằng, tuy sử dụng trí tuệ nhân tạo hẹp nhưng nếu thiết lập một kịch bản với khối lượng thông tin dữ liệu đầu vào đủ lớn thì mức độ tương tác và giải đáp thắc mắc cho người dân/doanh nghiệp càng hiệu quả.
Ngoài ra, mức độ thông minh của AI yếu được đánh giá phù hợp với trí thông minh chính xác của con người, điều này giúp cơ quan quản lý có thể kiểm soát AI yếu hoạt động trong khuôn khổ quy định pháp luật và đạo đức xã hội. Theo đó, AI yếu rất phù hợp áp dụng để giải quyết thủ tục hành chính.
AI hoạt động thông minh và trong khuôn khổ theo sự huấn luyện dựa trên kịch bản thông tin dữ liệu được xây dựng sẵn
* Khó khăn, thách thức để xây dựng một kịch bản với khối lượng thông tin dữ liệu lớn và sạch phục vụ huấn luyện cho AI
– Xử lý dữ liệu thô: thủ tục hành chính rất đa dạng nên dẫn đến nhiều quy trình, quy định xử lý khác nhau. Theo đó cần thống kê, phân loại có khoa học và AI phải được lập trình, đào tạo để xử lý nhiều loại thủ tục khác nhau.
– Quy định pháp luật, thủ tục hành chính thường xuyên cập nhật, bổ sung theo thời gian và vùng địa lý, dẫn đến thường xuyên rà soát, cập nhật để đảm bảo rằng quá trình xử lý vẫn tuân theo các quy định mới nhất.
– Lưu trữ và quản lý kịch bản với dữ liệu lớn đòi hỏi hệ thống lưu trữ hiệu quả và cơ chế sao lưu dự phòng để đảm bảo an toàn và khả năng khôi phục, dẫn đến chi phí để thực hiện là rất cao.
– Thời gian và nguồn nhân lực: phải đảm bảo có đội ngũ nhân lực lớn và thời gian dài để tổng hợp, phân tích dữ liệu, huấn luyện AI hoạt động theo kịch bản; ngoài ra cần đánh giá độ tin cậy trả lời của AI sau khi triển khai để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời và cập nhật, nâng cao để hoàn thiện kịch bản.
Quốc Bình
Nguồn tham khảo phục vụ bài viết:
1. Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ: https://www.most.gov.vn/
2. Trang thông tin điện tử của Trung tâm Mô phỏng công nghệ và Phát triển sản phẩm, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ: https://niptex.gov.vn/
3. Trang thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ: https://ipvietnam.gov.vn/
4. Trang phần mềm ChatGPT – OpenAI: https://chat.openai.com/
Bản quyền thuộc SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc sở kế hoạch và Đầu tư.
Điện thoại: (0274) 3822926 Fax: (0274) 3825.194
Điện thoại phòng Đăng ký kinh doanh: 0274.3824817 0941.391.888
Điện thoại bộ phận một cửa phòng Đăng ký kinh doanh: 0274.3823718
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A, Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương,
phường Hòa Phú – Tp. Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương.
Email: [email protected]
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Bình Dương