Thuế Gia Lộc – Mẫu Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
Một số thông tin xin chia sẽ đến bạn, nều cần góp ý xin liên hệ email dailythuegialoc@gmail.com. Xin cảm ơn!
Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những trường hợp khiến hợp đồng lao động chấm dứt. Lúc này, 02 bên lập biên bản thỏa thuận với nhau, dựa trên mẫu Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- 1. Mẫu Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
- 2. Vì sao phải Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
- 3. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc?
1. Mẫu Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
Mời bạn đọc tham khảo mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động sau đây:
CÔNG TY …………… Số ……………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _____________________ |
THỎA THUẬN
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
– Căn cứ Bộ luật Lao động 2019;
– Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP);
– Căn cứ các văn bản pháp luật có liên quan;
– Căn cứ thỏa thuận của các bên,
Hôm nay, ngày …/…/…, tại trụ sở chính của Công ty……………, chúng tôi gồm có:
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (BÊN A):
Công ty: ……………………
Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………………….
Trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại liên hệ:……………………………. Fax: …………………………………………………………..
Người đại diện theo pháp luật (ông/bà): …………………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày: …………………… Chức danh: …………………………………………………………………………………………………….
NGƯỜI LAO ĐỘNG (BÊN B):
Họ và tên: ……………………
Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………….
CCCD/Hộ chiếu số: …………………………………………………………………………………………………….
Ngày cấp: …………………… Nơi cấp: …………………………………………………………………………………………………….
Nơi đăng ký thường trú: …………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………………………………………….
Hai bên thỏa thuận và thống nhất các nội dung sau đây:
Điều 1: Chấm dứt hợp đồng lao động
1.1. Hai bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động số ………… ký kết ngày …/…/…. giữa Công ty …………………… và ông (bà) ……………………. kể từ ngày …/…/…..
1.2. Tất cả quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến Hợp đồng lao động nêu trên sẽ chấm dứt kể từ ngày …/…/….
Điều 2. Trách nhiệm của Bên A
2.1. Thanh toán đầy đủ các khoản tiền dưới đây cho Bên B theo đúng Hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác (nếu có):
– Tiền lương: …………………….
– Tiền ngày nghỉ hằng năm (cho những ngày nghỉ hằng năm người lao động chưa nghỉ hết): …………………….
– Trợ cấp thôi việc: …………………….
– Các khoản tiền khác (nếu có): ……………………..
2.2. Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có) cho Bên B.
2.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B bàn giao công việc.
Điều 3. Trách nhiệm của Bên B
3.1. Thực hiện bàn giao công việc, tài sản (nếu có) cho Bên A theo đúng quy định.
3.2. Thanh toán hết các khoản nợ (nếu có) cho Bên A trước ngày…/…/…
3.3. Bảo mật các thông tin của Bên A mà Bên B có được trong thời gian làm việc cho Bên A.
Điều 4. Thỏa thuận khác
4.1. Các bên đồng ý rằng, bằng sự hiểu biết của mình đã đọc, hiểu và đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản của Thoả thuận này.
4.2. Thỏa thuận này được lập thành hai (02) bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ một (01) bản để thực hiện.
BÊN A (Ký tên; ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của Công ty) |
BÊN B (Ký và ghi rõ họ tên) |

2. Vì sao phải Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
Bộ luật Lao động 2019 cho phép trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có quyền cùng nhau thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, các quy định hiện hành không có quy định cụ thể về việc thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động phải thực hiện như nào cho đúng luật. Ranh giới giữa việc có hành vi thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động và đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động là rất khó phân biệt nếu không tự đảm bảo các giấy tờ, bằng chứng cụ thể.
Chính vì thế, người sử dụng lao động và người lao động cần phải lập thành văn bản để tránh những tranh chấp không đáng có sau này.
3. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau:
(1) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật;
– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
(2) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên:
– Trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn;
– Trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 – 12 tháng.
(3) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
(4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ một số trường hợp.
Như vậy, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo thỏa thuận đáp ứng đủ các điều kiện 2, 3, 4 nêu trên thì vẫn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trên đây là Mẫu Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động và thông tin liên quan.
Dịch vụ kế toán của Lộc Phát rất hân hạnh phục vụ hỗ trợ quý thương nhân về kê khai thuế, báo cáo thuế. Nhận thành lập mới, thay đổi, tạm ngưng, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp công ty và hộ kinh doanh. Ngoài ra đội ngũ IT chúng tôi hỗ trợ thiết kế website, clone web chất lượng cao. ( Trần Thịnh thiết kế website, clone web chất lượng cao)
Theo Luavietnam