Bài viết “Một người được đăng ký thành lập mấy hộ kinh doanh?” được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.
Một người được đăng ký thành lập mấy hộ kinh doanh? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết.
Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:
- Dịch vụ kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số 0938.123.657 Ms Lan
- Thủ tục hành chính giấy phép kinh doanh: 0906.657.659 Mr Vương
- Thiết kế web giá rẻ, clone web theo yêu cầu: 039.365.1247 Anh Thịnh Bạn của Mark Zuckerberg
- Marketing online và Ads: 08.5759.8368 Ms Ngọc Hương – Guest post miễn phí [email protected]
- Bán hàng online trên sàn Hùng Vương Plaza https://hungvuongplaza.com ( 100% vốn việt nam, không lệ phí sàn, tự giao hàng… Hùng Vương plaza hỗ trợ marketing, quảng bá thông qua hợp đồng với khách hàng)
- Danh bạ doanh nghiệp: https://chukysoca.com/info
Một người được đăng ký thành lập mấy hộ kinh doanh?
Một người được đăng ký thành lập mấy hộ kinh doanh? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết.
Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh do cá nhân hoặc nhóm cá nhân thành lập và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Để xác định số lượng hộ kinh doanh mà một cá nhân có thể đăng ký, cần xem xét các quy định pháp luật hiện hành. Vậy một người được đăng ký thành lập mấy hộ kinh doanh? Cùng theo dõi nội dung bài viết nhé!
Một người được đăng ký bao nhiêu hộ kinh doanh?
Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp quy định như sau:
Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Như vậy, một người chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Xử phạt khi đăng ký nhiều hộ kinh doanh
Nếu một cá nhân đăng ký nhiều hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Nếu bị phát hiện vi phạm, hộ kinh doanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Cụ thể Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 62. Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Giải pháp nếu muốn mở nhiều hộ kinh doanh
Nếu một cá nhân muốn mở nhiều hoạt động kinh doanh ở các địa điểm khác nhau, có thể xem xét các phương án hợp pháp sau:
– Đăng ký thành lập công ty TNHH hoặc công ty cổ phần để có thể mở nhiều chi nhánh, địa điểm kinh doanh;
– Đăng ký thành lập công ty TNHH hoặc công ty cổ phần và hộ kinh doanh
Theo quy định hiện hành, một cá nhân chỉ được đăng ký thành lập một hộ kinh doanh. Nếu muốn kinh doanh nhiều ngành nghề hoặc nhiều địa điểm, cá nhân có thể cân nhắc thành lập doanh nghiệp để có sự linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh.
Nếu quý khách cần tư vấn chi tiết hơn về việc đăng ký hộ kinh doanh hoặc các loại hình doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ với Luật Gia Lộc qua hotline 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.
Liên hệ tư vấn
Chuyên viên Trần Vương 0906.657.659
Email [email protected]
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Luật Hoàng Phi