Tiền dạy thêm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Tiền dạy thêm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Đây là thắc mắc sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua bài viết này.

Bài viết “Tiền dạy thêm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?” được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.

Tiền dạy thêm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Đây là thắc mắc sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua bài viết này.

Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:

Tiền dạy thêm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Giáo viên không trực tiếp mở hộ kinh doanh, doanh nghiệp để tổ chức dạy thêm mà tham gia hoạt động dạy thêm thông qua tổ chức khác để nhận tiền công, tiền lương thì đóng thuế thu nhập cá nhân

Mục lục

    Hai hình thức dạy thêm theo quy định pháp luật

    Dạy thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

    Theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về dạy thêm, học thêm thì có hai hình thức dạy thêm, đó là:

    Thứ nhất: Dạy thêm trong nhà trường

    Dạy thêm trong nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức thực hiện.

    Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học. Nhà trường tổ chức cho học sinh thuộc đối tượng trên đây viết đơn đăng kí học thêm theo từng môn học ở từng khối lớp. Căn cứ vào số học sinh đăng kí, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm đối với từng môn học ở từng khối lớp.

    Thứ hai: Dạy thêm ngoài nhà trường

    Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường tổ chức thực hiện.

    Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu:

    – Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;

    – Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

    Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

    Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

    Tiền dạy thêm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

    Cá nhân giáo viên dạy thêm có thể dạy trong nhà trường, trong cơ sở dạy thêm để được trả tiền lương, tiền công hoặc trực tiếp thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh để dạy thêm. Mỗi trường hợp, nghĩa vụ nộp thuế thu nhập có thể khác nhau, cụ thể:

    Thứ nhất: Trường hợp giáo viên nhận tiền lương, tiền công từ trường học, cơ sở dạy thêm

    Giáo viên không trực tiếp mở hộ kinh doanh, doanh nghiệp để tổ chức dạy thêm mà tham gia hoạt động dạy thêm thông qua tổ chức khác để nhận tiền công, tiền lương thì đóng thuế thu nhập cá nhân theo công thức:

    Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

    Trong đó:

    – Thu nhập tính thuế:

    Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

    – Thuế suất:

    Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần.

    BậcThu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)Thuế suất
    1Đến 055 %
    2Trên 05 đến 1010 %
    3Trên 10 đến 1815 %
    4Trên 18 đến 3220 %
    5Trên 32 đến 5225 %
    6Trên 52 đến 8030 %
    7Trên 8035 %

    Thứ hai: Trường hợp giáo viên lập hộ kinh doanh dạy thêm

    Điều 4 Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định:

    2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

    3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

    Đồng thời, khoản 13 Điều 4 Thông tư 213/2013/TT-BTC thì đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm: Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

    Như vậy, hộ kinh doanh tổ chức dạy thêm phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

    Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:

    Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân

    Thứ ba: Trường hợp giáo viên thành lập doanh nghiệp dạy thêm

    Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hiện hành, thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:

    Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất

    Trong đó:

    – Thu nhập tính thuế được tính như sau:

    + Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

    + Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

    – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

    Căn cứ Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.

    Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp của năm trước liền kề.

    Thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% theo Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

    Như vậy, tùy trường hợp cụ thể, cá nhân giáo viên có thể phải nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc không.

    Liên hệ tư vấn 

    Chuyên viên Trần Vương 0906.657.659 

    Email [email protected]

    Chúc bạn thành công!

    Nguồn: Luật Hoàng Phi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!