Mở lớp dạy thêm tại nhà cần những điều kiện gì?
Bài viết “Mở lớp dạy thêm tại nhà cần những điều kiện gì?” được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị giải đáp thắc mắc: Mở lớp dạy thêm tại nhà cần những điều kiện gì?
Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:
- Dịch vụ kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số 0938.123.657 Ms Lan
- Thủ tục hành chính giấy phép kinh doanh: 0906.657.659 Mr Vương
- Thiết kế web giá rẻ, clone web theo yêu cầu: 039.365.1247 Anh Thịnh Bạn của Mark Zuckerberg
- Marketing online và Ads: 08.5759.8368 Ms Ngọc Hương – Guest post miễn phí [email protected]
- Bán hàng online trên sàn Hùng Vương Plaza https://hungvuongplaza.com ( 100% vốn việt nam, không lệ phí sàn, tự giao hàng… Hùng Vương plaza hỗ trợ marketing, quảng bá thông qua hợp đồng với khách hàng)
- Danh bạ doanh nghiệp: https://chukysoca.com/info
Mở lớp dạy thêm tại nhà cần những điều kiện gì?
Từ ngày 14/02/2025, khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (hay còn gọi là cơ sở dạy thêm) phải đăng ký kinh doanh và đáp ứng các điều kiện chúng tôi đã trích dẫn như trên.
Điều kiện dạy thêm tại nhà từ ngày 14/02/2025
Điều 6 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định:
Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Như vậy, từ ngày 14/02/2025, khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (hay còn gọi là cơ sở dạy thêm) phải đăng ký kinh doanh và đáp ứng các điều kiện chúng tôi đã trích dẫn như trên.
Thủ tục mở lớp dạy thêm tại nhà theo quy định pháp luật
Thông thường, giáo viên dạy thêm tại nhà với quy mô nhỏ sẽ phù hợp với loại hình hộ kinh doanh. Dưới đây là hướng dẫn giáo viên đăng ký kinh doanh dạy thêm theo loại hình hộ kinh doanh:
Thứ nhất: Về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Thứ hai: Về nơi nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Quý vị nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.
Thứ ba: Về thời gian làm thủ tục
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
– Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Mức thu tiền dạy thêm tại nhà thế nào?
Điều 7 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về Thu và quản lí tiền học thêm như sau:
1. Kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm.
3. Việc thu, quản lí, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.
Như vậy, mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường nói chung và tại nhà nói riêng do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm.
Lưu ý về trường hợp không được dạy thêm
Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm theo Điều 4 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, đó là:
– Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
– Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
– Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Luật Gia Lộc – hỗ trợ từ A-Z để mở lớp dạy thêm tại nhà
Với những người lái đò miệt mài ngày đêm để trau dồi kiến thức, kỹ năng lái đò, thủ tục thành lập cơ sở dạy thêm nói chung và mở lớp dạy thêm tại nhà nói riêng gây nhiều khó khăn, trở ngại. Hiểu được điều này, để hỗ trợ các thầy cô trong việc mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường từ ngày 14/02/2025 đúng quy định pháp luật, Luật Gia Lộc chúng tôi triển khai dịch vụ thành lập cơ sở dạy thêm trọn gói, hỗ trợ cho các khách hàng các công việc:
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thành lập cơ sở dạy thêm;
– Tư vấn cho khách hàng về loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư, đặt tên công ty, tỷ lệ góp vốn….vv và đưa ra các phương án tối ưu để khách hàng tham khảo và lựa chọn;
– Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ cho việc đăng ký kinh doanh và chuyển cho khách hàng tham khảo và hướng dẫn khách hàng ký kết;
– Thay mặt khách nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh và theo dõi hồ sơ, kịp thời sửa chữa bổ sung thông tin hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có);
– Nhận kết quả và chuyển cho khách hàng lưu giữ;
– Tiến hành thủ tục khắc dấu, công bố thông tin đăng ký kinh doanh;
– Soạn thảo tờ khai thuế ban đầu cho khách hàng và trực tiếp hoặc hướng dẫn khách hàng nộp tờ khai, mua hóa đơn..vv.
Để được tư vấn, báo phí dịch vụ, các thầy cô đừng ngần ngại liên hệ tới hotline hỗ trợ 0981.378.999 (Mr. Nam). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!
Liên hệ tư vấn
Chuyên viên Trần Vương 0906.657.659
Email [email protected]
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Luật Hoàng Phi