Mẫu Bảng lương công nhân thông dụng dùng cho nhiều doanh nghiệp

Thuế Gia Lộc – Mẫu Bảng lương công nhân thông dụng dùng cho nhiều doanh nghiệp

Một số thông tin xin chia sẽ đến bạn, nều cần góp ý xin liên hệ email [email protected]. Xin cảm ơn!

Một bảng lương công nhân rõ ràng không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát việc trả lương mà còn giúp người lao động nắm được chi tiết các khoản tiền được nhận và khấu trừ. Sau đây là mẫu bảng lương công nhân thông dụng.

Mục lục bài viết[Ẩn]
  • 1. Mẫu bảng lương công nhân mới nhất
  • 1.1. Mẫu bảng lương công nhân cấp cho nhân viên
  • 1.2. Mẫu bảng lương công nhân dùng theo dõi tại doanh nghiệp
  • 2. Bảng lương công nhân cần có những nội dung gì?
  • 3. Bảng lương công nhân có phải trả về cho người lao động?
  • 4. Không cung cấp bảng lương công nhân, công ty có bị phạt?
Mục lục

    1. Mẫu bảng lương công nhân mới nhất

    Bảng lương công nhân được hiểu là văn bản thống kê các khoản tiền mà người lao động được nhận và bị khấu trừ trong tháng của người lao động.

    Bảng lương công nhân còn có các tên gọi khác như mẫu phiếu chi lương, phiếu thanh toán lương,… được lập dưới dạng bảng tính excel hoặc word để bộ phận kế toán và người lao động tiện theo dõi.

    Sau đây là các mẫu bảng lương công nhân thông dụng:

    1.1. Mẫu bảng lương công nhân cấp cho nhân viên

    Đây là mẫu bảng lương công nhân trả riêng cho từng người lao động được gửi kèm mỗi kỳ trả lương để người lao động tiện cho việc theo dõi các khoản tiền mà mình được nhận. Nếu có thắc mắc thì có thể phản hồi đến bộ phận trả lương.

    Tải về
    Sửa/In biểu mẫu
    BẢNG LƯƠNG THÁNG…………..
    Kính gửi: Anh/ Chị…………………
    Họ và tên
                                                                                                             
    Phòng ban làm việc
     
    Mã số nhân viên
     
    Ngày bắt đầu làm việc tại công ty
     
    THU NHẬP CHUẨN / Tháng (….công)
     
    Lương tham gia BH (Lương bậc + P/C trách nhiệm)
     
    Số ngày làm việc
     
    Lương theo bậc
     
    Phụ cấp trách nhiệm quản lý
     
    Thưởng kiểm soát năng suất SP
     
    THU NHẬP NGOÀI GIỜ phải chịu THUẾ TNCN
     
    Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nuôi con (nếu có)
     
    Phụ cấp đi lại (xăng xe)
     
    Phụ cấp điện thoại
     
    Thưởng chuyên cần (Không vắng mặt, không đi trễ, về sớm, không nghỉ quá 1 ngày phép/ tháng…***)
     
    Phụ cấp cơm giữa ca (đã tính cơm thêm – nếu có)
     
    TỔNG LƯƠNG
     
    Tổng số giờ làm thêm
     
    Số giờ làm thêm (ban ngày)
     
    Số giờ làm thêm (ban đêm)
     
    Số giờ làm thêm (chủ nhật)
     
    Số giờ làm thêm (Lễ)
     
    Số phần cơm tính thêm
     
    Phép năm (chưa sử dụng – nếu có)
     
    THƯỞNG SÁNG KIẾN KỸ THUẬT (nếu có)
     
    THƯỞNG KHÁC: ……
     
    THU NHẬP NGOÀI GIỜ không chịu THUẾ TNCN
     
    TỔNG THU NHẬP/ THÁNG của NLĐ
     
    10.5% – trích trừ lương NLĐ (BHXH 8%, YT 1.5%,TN 1%)
     
    Phí Công đoàn – trích trừ lương NLĐ
     
    Giảm trừ gia cảnh và bản thân
     
    Thuế thu nhập cá nhân – trích trừ lương NLĐ
     
    Thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản phải trừ của NLĐ
     
    Chi hoàn trả tiền ĐỒNG PHỤC (nếu có)
     
    TẠM THU TIỀN ĐỒNG PHỤC nếu có)
     
    HOÀN THUẾ TNCN năm (nếu có)
     
    THU THUẾ TNCN năm (nếu có)
     
    TỔNG TIỀN THỰC NHẬN CÒN LẠI
     
    23.5% – Cty phải nộp thay cho NLĐ ( BHXH, BHYT, BHTN , KPCĐ)
     
    Email
     
     

    1.2. Mẫu bảng lương công nhân dùng theo dõi tại doanh nghiệp

    Mẫu bảng lương công nhân dạng tổng hợp của tất cả người lao động trong doanh nghiệp để theo dõi, quản lý. Bảng lương công nhân càng rõ ràng, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được chi tiêu, góp phần ổn định tình hình tài chính.
    https://image.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2023/01/06/bang-luong-cong-nhan-excel_0601103001.xlsx

    bảng lương công nhân excel

    2. Bảng lương công nhân cần có những nội dung gì?

    Theo khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động năm 2019, bảng kê trả lương cho người lao động phải ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

    Theo đó, bảng lương công nhân cấp cho người lao động sẽ bao gồm các nội dung sau:

    – Thông tin cá nhân của người lao động bao gồm: họ và tên, mã nhân viên, bộ phận làm việc, chức vụ,…

    – Số ngày làm việc, ngày nghỉ có lương, ngày nghỉ không hưởng lương trong tháng.

    – Số tiền lương theo chức danh đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

    – Các khoản trợ cấp, phụ cấp.

    – Số tiền thưởng.

    – Các khoản đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và đoàn phí công đoàn (nếu tham gia công đoàn).

    – Tiền đóng thuế thu nhập cá nhân (nếu có). 

    Bảng lương công nhân phải đảo bảo rõ ràng và đủ nội dung quy định
    Bảng lương công nhân phải đảo bảo rõ ràng và đủ nội dung quy định (Ảnh minh họa)

    3. Bảng lương công nhân có phải trả về cho người lao động?

    Khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động hiện hành đã nêu rõ, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động.

    Nói cách khác, hằng tháng vào mỗi đợt trả lương, ngoài tiền thì người sử dụng lao động còn buộc phải gửi kèm bảng lương công nhân cho người lao động.

    Bộ luật Lao động hiện không quy định cụ thể về hình thức trả bảng lương công nhân nên doanh nghiệp có thể tùy chọn, miễn sao bảng lương được gửi đến người lao động để họ tiện theo dõi.

    Thông thường các công ty sẽ gửi bảng lương công nhân theo hai hình thức sau:

    – Gửi bản mềm file word hoặc excel qua email cho người lao động.

    – Gửi bảng lương bản giấy được in từ file word hoặc excel.

    4. Không cung cấp bảng lương công nhân, công ty có bị phạt?

    Như đã đề cập, mỗi kỳ trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải gửi kèm bảng lương với đầy đủ nội dung đã được quy định.  

    Trường hợp không cung cấp bảng lương công nhân hoặc có gửi bảng lương nhưng trong đó không ghi rõ các khoản tiền lương và khấu trừ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm theo điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động như sau:

    Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;

    Kết hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu không cung cấp bảng lương công nhân, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng, người sử dụng lao động là tổ chức bị phạt đôi từ 10 – 20 triệu đồng.

    Trên đây là mẫu bảng lương công nhân mới nhất và một số quy định liên quan đến việc lập và trả bảng lương cho người lao động. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài1900.6192để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp.

    Dịch vụ kế toán của Lộc Phát rất hân hạnh phục vụ hỗ trợ quý thương nhân về kê khai thuế, báo cáo thuế. Nhận thành lập mới, thay đổi, tạm ngưng, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp công ty và hộ kinh doanh. Ngoài ra đội ngũ IT chúng tôi hỗ trợ thiết kế website, clone web chất lượng cao. ( Trần Thịnh thiết kế website, clone web chất lượng cao)

    Theo Luavietnam

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!