Thay đổi giấy phép kinh doanh
Bài viết của tanthueviet.com “Thay đổi giấy phép kinh doanh” được đại lý thuế gia lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Mọi người có thể liên hệ trực tiếp bên Tân Thuế Việt nha. Chúc cả nhà may mắn thành công!
THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, đa số các doanh nghiệp đều có sự thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện, với tình hình phát triển của doanh nghiệp. Nếu sự thay đổi đó thuộc phạm vi pháp lý doanh nghiệp thì buộc doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh theo đúng quy định.
Nhằm giúp doanh nghiệp dễ nắm bắt thông tin các trường hợp thay đổi giấy phép kinh doanh, Tân Thuế Việt đưa ra những trường hợp thay đổi sau:
1/Thay đổi tên công ty: Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập và hoạt động trong thời gian ngắn hoặc các doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển thương hiệu. Đổi tên doanh nghiệp (tên công ty) trên giấy phép kinh doanh thì buộc doanh nghiệp cũng phải thay phải đổi con dấu đúng với tên doanh nghiệp mới.
2/Thay đổi địa chỉ công ty: Chuyển địa chỉ, thay đổi địa chỉ trụ sở chính hoặc chi nhánh. Trường hợp này, nếu không thay đổi quận/huyện thì doanh nghiệp không cần đổi dấu;
3/Thay đổi ngành nghề kinh doanh: Trong quá trình kinh doanh, việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là rất phổ biến, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ. Ưu điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là sự linh động và uyển chuyển trong chiến lược và hoạt động, trong khi các doanh nghiệp lớn thì ngược lại. Vì vậy, có thể nói thay đổi để phù hợp và phát triển được xem là ưu điểm lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4/Thay đổi vốn điều lệ: Đa số việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đều bắt nguồn từ việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đối tượng khách hàng, thị trường doanh nghiệp hướng đến mà có sự tăng giảm vốn phù hợp. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có giá trị cao thì vốn điều lệ cần nhiều; hoặc trường hợp các dự án kinh doanh buộc tham gia đấu thầu thì buộc doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn mới đáp ứng được hồ sơ dự thầu,… Tuy nhiên, tập trung chính vẫn là đặc điểm ngành nghề kinh doanh đó của doanh nghiệp.
5/Thay đổi cổ đông sáng lập (thành viên góp vốn): Mục tiêu kinh doanh của các cổ đông sáng lập (thành viên góp vốn) là phát triển kinh doanh, đồng thời nhất quán trong chiến lược và thực hiện. Vì vậy, việc thay đổi cổ đông sáng lập (thành viên góp vốn) cũng không nằm ngoài mục tiêu trên.
6/Thay đổi người đại diện theo pháp luật: Người đại diện pháp luật được ví như vị thuyền trưởng trên một con tàu. Vì vậy, trong một thời điểm nào đó, nếu người đại diện theo pháp luật của công ty không còn phù hợp với định hướng thì việc thay đổi người đại diện pháp luật được xem là một quyết định đúng đắn của doanh nghiệp.
7/Thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (công ty TNHH MTV): Điểm đặc biệt của công ty TNHH MTV là chỉ có 1 người làm chủ sở hữu công ty nên việc thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH MTV được xem là bán công ty. Vì vậy, nếu bạn không muốn sở hữu doanh nghiệp thì bạn có thể bán công ty cho người khác. Một trong những thủ tục bán công ty TNHH MTV đó là thay đổi chủ sở hữu công ty.
8/Thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN): Giống như thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, có 1 sự khác biệt cần lưu ý đó là: DNTN có đặc điểm rất cơ bản là toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp là tài sản của công ty. Vì vậy, lý do DNTN không có tư cách pháp nhân là bởi tính trách nhiệm vô hạn về tài sản.
9/Thay đổi cùng lúc nhiều nội dung trên giấy phép kinh doanh: Tùy từng trường hợp doanh nghiệp cần thay đổi nhiều nội dung trên giấy phép kinh doanh cùng một lúc nên có nhiều nội dung cần phân tích để tư vấn trình tự.
Nguồn: https://tanthueviet.com/thay-doi-giay-phep-kinh-doanh.html