Gỗ tấm MDF của Việt Nam bị Ấn Độ áp thuế 63,99 USD/m3
Bài viết của tanthueviet.com “Gỗ tấm MDF của Việt Nam bị Ấn Độ áp thuế 63,99 USD/m3” được đại lý thuế gia lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Mọi người có thể liên hệ trực tiếp bên Tân Thuế Việt nha. Chúc cả nhà may mắn thành công!
Theo DGAD, ngành sản xuất nội địa Ấn Độ đã phải chịu thiệt hại đáng kể bởi sản phẩm nhập khẩu bán phá giá và áp thuế gỗ tấm MDF của Việt Nam ở mức 63,99 USD/m3
Tổng vụ Chống bán phá giá, chống trợ cấp Ấn Độ (DGAD) đã chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với gỗ tấm MDF của Việt Nam xuất khẩu vào Ấn Độ ở mức 63,99 USD/m3.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Tổng vụ Chống bán phá giá, chống trợ cấp Ấn Độ đã ra ra thông báo kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ tấm nhập khẩu từ Indonesia và Việt Nam.
DGAD cho rằng, ngành sản xuất nội địa Ấn Độ đã phải chịu thiệt hại đáng kể gây ra bởi sản phẩm nhập khẩu bán phá giá từ các nước bị điều tra nói trên, nên biên độ phá giá dành cho doanh nghiệp Việt Nam ở mức 40-50%, kèm theo là mức thuế chống bán phá giá 63,99 USD/m3.
Trong thông báo áp thuế, DGAD cho biết, 03 doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu Việt Nam đã tham gia nộp trả lời bản câu hỏi, hợp tác đầy đủ, vì vậy biên độ phá giá được tính cho các doanh nghiệp này lần lượt như sau: 01 doanh nghiệp có biên độ là 0-10% và 02 doanh nghiệp có biên độ là 5-15%.
Ngoài ra DGAD kết luận biên độ phá giá dành cho các doanh nghiệp khác của Indonesia và Việt Nam lần lượt như sau: Indonesia là 55-65%, Việt Nam là 40-50%.
Căn cứ trên những kết luận trên, DGAD quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá trong thời gian là 5 năm.
Theo danh sách DGAD đưa ra có 01 doanh nghiệp được hưởng mức thuế dưới mức tối thiểu (de minimis), 02 doanh nghiệp có mức thuế lần lượt là 14.84 USD/m3 và 15.95 USD/m3.
Ngoài ra mức thuế dành cho các doanh nghiệp khác của Indonesia và Việt Nam lần lượt như sau: Indonesia: 64.35 USD/m3, Việt Nam: 63.99 USD/m3.
Vụ việc được khởi xướng điều tra từ tháng 5/2015 do Công ty Greenply Industries Ltd và Công ty Mangalam Timber Products Ltd khởi kiện, với sản phẩm gỗ tấm MDF mã HS 4411.
Ấn Độ cũng đã sang Việt Nam tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp từ 25-29/2/2016 và đưa đến kết luận cuối cùng nói trên.
Baodautu
Nguồn: https://tanthueviet.com/go-tam-mdf-cua-viet-nam-bi-an-do-ap-thue-6399-usdm3.html