Tổng hợp văn bản luật quy định thành lập doanh nghiệp

Tổng hợp văn bản luật quy định thành lập doanh nghiệp được chúng tôi chia sẻ và gửi tới Quý độc giả trong bài viết này.

Tổng hợp văn bản luật quy định thành lập doanh nghiệp được chúng tôi chia sẻ và gửi tới Quý độc giả trong bài viết này.

Tổng hợp văn bản luật quy định thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, khi nhu cầu thành lập doanh nghiệp của nhiều cá nhân, doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Để thành lập doanh nghiệp, cá nhân tổ chức phải đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định để thành lập doanh nghiệp cũng như thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật.

Việc thành lập doanh nghiệp chưa bao giờ là một điều dễ dàng đối với các cá nhân, tổ chức, nhất là trong tình hình hiện nay, khi càng có nhiều những quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, vốn pháp định, đăng kí thuế, đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp…

Để Quý bạn đọc có thể nắm rõ những quy định hiện hành về thành lập doanh nghiệp, chúng tôi xin chia sẻ đến Quý bạn đọc bài viết về Tổng hợp văn bản luật quy định thành lập doanh nghiệp dưới đây:

Mục lục

    Các văn bản luật quy định về thành lập doanh nghiệp

    Tổng hợp văn bản luật quy định thành lập doanh nghiệp? Hồ sơ, thủ tục về thành lập doanh nghiệp luôn là vấn đề phức tạp vì vậy rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp có dự định thành lập doanh nghiệp đều lựa chọn phương thức sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của những công ty Luật uy tín, chuyên nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục.

    Do đó những cá nhân, doanh nghiệp mong muốn tự mình thực hiện những hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp cần phải nắm rõ những quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp, dưới đây là các văn bản pháp luật hiện hành quy định về thành lập doanh nghiệp:

    Thứ nhất: Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14

    Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các vấn đề về thành lập doanh nghiệp như: Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp; Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với từng loại hình công ty; Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Những vấn đề liên quan đến điều lệ công ty, tài sản góp vốn, tên doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, dấu của doanh nghiệp, Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

    Thứ hai: Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

    Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về những nội dung sau: Quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh; Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh; Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh, quản lý của nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; thay đổi đăng ký kinh doanh; Đăng ký tên doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Thứ ba: Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT Hướng dẫn về Đăng ký Doanh nghiệp

    Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ban hành 99 biểu mẫu dùng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh được sử dụng thống nhất trên toàn quốc, đơn cử như:

    + Danh sách người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo uỷ quyền (Phụ lục I-10);

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1);

    + Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật (Phụ lục II-2);

    + Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-9);

    + Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-19);

    + Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-20);

    + Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (Phụ lục II-22);

    + Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-24);

    Thứ tư: Nghị định 122/2020/NĐ-CP cũng là một trong văn bản nằm trong danh sách Tổng hợp văn bản luật quy định thành lập doanh nghiệp.

    Quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

    Theo đó, quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

    Sau khi được cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ quan đăng ký kinh doanh chia sẻ cho cơ quan bảo hiểm xã hội các thông tin sau:

    + Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.

    + Thông tin về tổng số lao động dự kiến, ngành, nghề kinh doanh, phương thức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.

    Khi có sự thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cơ quan đăng ký kinh doanh chia sẻ thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

    Mã số doanh nghiệp, mã số chi nhánh, văn phòng đại diện được sử dụng làm mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.

    Khi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đóng bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội chia sẻ thông tin về số lượng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.

    – Các văn bản pháp luật chuyên ngành và các văn bản khác có liên quan trong một số trường hợp cụ thể.

    Trên đây là những thông tin mà chúng tôi gửi đến Qúy bạn đọc bài viết Tổng hợp văn bản luật quy định thành lập doanh nghiệp. Trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, Khách hàng có vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật Hoàng Phi 1900 6557 để được giải đáp.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *