Ví dụ chuyển nhượng cổ phần
Để có thêm thông tin về chuyển nhượng cổ phần, Quý độc giả đừng bỏ qua nội dung bài viết Ví dụ chuyển nhượng cổ phần của chúng tôi.
Ví dụ chuyển nhượng cổ phần
Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ cổ phần mà mình đang nắm giữ cho người khác và bên nhận chuyển nhượng cổ phần phải thanh toán cho bên chuyển nhượng cổ phần.
Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Xuất phát từ quyền tự do kinh doanh, các tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần theo quy định.
Để tìm hiểu rõ hơn về chuyển nhượng cổ phần, mời quý bạn đọc theo bài viết ví dụ chuyển nhượng cổ phần của công ty chúng tôi.
Chuyển nhượng cổ phần là gì?
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập là việc cổ đông chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ cổ phần mà mình đang nắm giữ cho người khác và bên nhận chuyển nhượng cổ phần phải thanh toán cho bên chuyển nhượng cổ phần.
Đặc điểm chuyển nhượng cổ phần
– Chuyển nhượng là sự dịch chuyển quyền sở hữu của cổ đông đối với cổ phần của họ trong công ty cổ phần.
Chuyển nhượng thực chất là sự dịch chuyển quyền sở hữu của cổ đông đối với cổ phần của họ cho người khác. Bên nhận quyền sở hữu có thể là cổ đông trong công ty hoặc không phải là cổ đông trong công ty. Trong trường hợp, bên nhận không phải là cổ đông trong công ty sẽ xác lập tư cách cổ đông cho cá nhân được chuyển nhượng. Mặt khác, nếu cổ đông chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình thì tư cách của cổ đông của cá nhân đó sẽ bị xóa bỏ.
Chuyển nhượng cổ phần có thể được thực hiện bởi nhiều hình thức khác nhau như mua bán, tặng cho, thừa kế,… Dưới bất kỳ hình thức nào thì chuyển nhượng vẫn mang ý nghĩa xác lập quyền sở hữu cổ phần của bên nhận chuyển nhượng và loại bỏ quyền sở hữu của bên chuyển nhượng.
– Chuyển nhượng cổ phần không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty cổ phần trên thực tế.
Chuyển nhượng cổ phần chỉ chuyển dịch quyền sở hữu tuy nhiên không làm tăng hay giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần. Do đó, chuyển nhượng cổ phần không làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, việc thay đổi cổ đông có thể có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển. Sự tham gia đầu tư của một cổ đông có chiến lược kinh doanh tốt, có tầm ảnh hưởng trên thương trường dễ dàng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty đi lên.
– Chuyển nhượng cổ phần có thể phát sinh lợi nhuận
Hiện nay, kinh doanh chứng khoán là một kênh đầu tư đem lại lợi nhuận cao. Các cổ đông có thể tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua vào, bán ra số lượng cổ phần mình đang nắm giữ. Mức lợi nhuận thu được phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có ý nghĩa to lớn. Dựa trên sự am hiểu thị trường, các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần để hưởng sự chênh lệch giá so với thời điểm mua vào.
Tuy nhiên không phải mọi trường hợp chuyển nhượng đều phát sinh lợi nhuận. Các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác hoặc các tổ chức, cá nhân không phải cổ đông của công ty thông qua các hình thức khác như tặng cho, thừa kế,… Với các trường hợp này có sự chuyển dịch quyền sở hữu từ người này sang người khác nhưng không làm phát sinh lợi nhuận.
– Chuyển nhượng cổ phần cần phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện chuyển nhượng mà Điều lệ công ty và pháp luật quy định.
Cổ phần là một loại tài sản đặc biệt, thể hiện phần vốn góp của cổ đông trong công ty cổ phần. Cổ phần cũng chính là đặc trưng cơ bản tạo nên sự linh hoạt trong cấu trúc vốn của loại hình công ty này. Chính vì lẽ đó, Nhà nước quy định cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Sự tự do này thể hiện thông qua việc cổ đông tự do lựa chọn thời điểm chuyển nhượng, chủ thể nhận chuyển nhượng, mức giá chuyển nhượng,…
Tuy nhiên việc chuyển nhượng có thể ảnh hưởng đến việc vận hành và phát triển doanh nghiệp. Do đó, Pháp luật quy định một số trường hợp hạn chế chuyển nhượng. Ngoài ra, pháp luật cũng đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ các quy định về trình tự, thủ tục khi chuyển nhượng cổ phần.
Như vậy, qua nội dung ở trên quý bạn đọc đã có những hiểu biết nhất định về chuyển nhượng cổ phần. Để quý bạn đọc hiểu rõ hơn, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp ví dụ chuyển nhượng cổ phần.
Ví dụ chuyển nhượng cổ phần
Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Đầu tư A được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty Cổ phần số: 0001080 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ của CTCP Tập đoàn Truyền thông Đầu tư A là 10.000.0000.0000 (Mười tỷ đồng). Công ty A có 3 cổ đông sáng lập với cơ cấu cổ phần như sau:
STT | Họ và tên | Số cổ phần | Giá trị (VNĐ) | Loại cổ phần | Tỷ lệ vốn góp |
1 | Nguyễn Văn A | 500.000 | 5.000.000.000 | CPPT | 50% |
2 | Trần Văn B | 25.000 | 2.500.000.000 | CTPT | 25% |
3 | Phan Văn C | 20.000 | 2.000.000.000 | CPPT | 20% |
4 | Trịnh Thị D | 5.000 | 500.000.000 | CTCP | 5% |
Sau khi công ty đi vào hoạt động 1 năm, bà Trịnh Thị D chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc quyền sở hữu cho ông Phan Văn C thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, với giá chuyển nhượng là 500.000.0000 đồng. Sau khi chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, bà D không còn là cổ đông của công ty.
Trên đây là một ví dụ điển hình về hoạt động chuyển nhượng cổ phần. Luật Hoàng Phi mong rằng bài viết Ví dụ chuyển nhượng cổ phần của Luật Hoàng Phi đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc