Thủ tục đăng ký đầu tư như thế nào?

Thủ tục đăng ký đầu tư như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thủ tục này ở nội dung bài viết sau đây.

Thủ tục đăng ký đầu tư như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thủ tục này ở nội dung bài viết sau đây.

Thủ tục đăng ký đầu tư như thế nào?

Thủ tục đăng ký đầu tư như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thủ tục này ở nội dung bài viết sau đây.

Mục lục

    Thủ tục đăng ký đầu tư khi thành lập doanh nghiệp

    Đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp là dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, do vậy cần tuân thủ các quy định về thủ tục đầu tư theo quy định của pháp Luật Đầu tư. 

    Thủ tục đầu tư liên quan đến thành lập doanh nghiệp là thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, thủ tục đầu tư không áp dụng đối với mọi dự án đầu tự. Tùy thuộc quy mô đầu tư, tính chất dự án đầu tư, nguồn gốc vốn đầu tư, pháp luật quy định phạm vi các dự án đầu tư phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và quy định này có thể thay đổi ở những thời điểm khác nhau vì các lý do liên quan đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích đầu tư hay đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 

    – Luật Đầu tư năm 2014 quy định: Các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: 

    – Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài 

    – Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài trong các trường hợp: 

    + Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ (gọi tắt là “tổ chức kinh tế 51% vốn nước ngoài”); 

    + Tổ chức kinh tế có “tổ chức kinh tế 51% vốn nước ngoài” nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; 

    + Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài và “tổ chức kinh tế 51% vốn nước ngoài” nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên. 

    Theo quy định trên, chỉ trong trường hợp doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập và trường hợp doanh nghiệp do tổ chức kinh tế có đa số vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập thì mới phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. (Trường hợp này, sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là sở hữu trực tiếp phần vốn góp và sở hữu gián tiếp thông qua một tổ chức kinh tế đã tiếp nhận vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài). 

    Như vậy, khi nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài (đã nêu ở trên) thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì phải thực hiện hai thủ tục: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

    Thống nhất với quy định này trong pháp luật đầu tư, pháp luật doanh nghiệp quy định Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một loại giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, có nghĩa là, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư trước khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

    Khái niệm điều kiện đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 

    Đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp là một cách thức để nhà đầu tư tiến hành hoạt động kinh doanh, do vậy, hiểu theo nghĩa rộng, điều kiện thành lập doanh nghiệp cũng là một trong những điều kiện kinh doanh cần tuân thủ. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề thông thường để kinh doanh, có những doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh những ngành nghề cần đáp ứng thêm một số yêu cầu để đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, môi trường, sức khoẻ cộng đồng, vv… và cũng có doanh nghiệp kinh doanh cùng lúc ngành nghề thuộc cả hai nhóm này.

    Việc phân loại ngành nghề đầu tư kinh doanh, phân loại điều kiện kinh doanh (bao gồm điều kiện thành lập doanh nghiệp và các điều kiện kinh doanh áp dụng với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện) để quản lý và kiểm soát là việc làm cần thiết và phù hợp trong xu thế thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư hiện nay. 

    Điều kiện đầu tư kinh doanh (còn được gọi là điều kiện kinh doanh) trong phần này được hiểu theo nghĩa hẹp, có sự phân biệt với điều kiện thành lập doanh nghiệp, theo đó, điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định và áp dụng đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện.

    Điều kiện đầu tư kinh doanh là những yêu cầu, tiêu chuẩn mà doanh nghiệp phải đáp ứng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. CÓ Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Quốc hội là cơ quan quyết định Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

    Ở thời điểm ban hành Luật Đầu tư năm 2014, danh mục này gồm 267 ngành, nghề được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư (2014), ví dụ: kinh doanh pháo (trừ pháp nổ), dịch vụ mua bán nợ, kinh doanh chứng khoán… Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh cho phù hợp.

    Năm 2016, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư 2014, theo đó, đã bổ sung pháo nổ vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và điều chỉnh giảm Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện xuống còn 243 ngành nghề’. Đối với các ngành nghề ngoài danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (tạm gọi là những ngành nghề kinh doanh thông thường), doanh nghiệp đã thành lập không phải thực hiện thêm các quy định về điều kiện kinh doanh.

    Xuất phát từ ảnh hưởng, tác động của ngành, nghề kinh doanh đối với kinh tế, xã hội, môi trường, điều kiện kinh doanh cần đáp ứng thường là các điều kiện về nhân sự, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường… Những điều kiện kinh doanh này là những tiêu chuẩn đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng trong quá trình hoạt động với sự giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

    Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phù hợp với các mục tiêu quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng và phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố, kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh và trên thực tế, các điều kiện đầu tư kinh doanh chủ yếu được quy định trong các Nghị định của Chính phủ. Đây là điểm đổi mới nổi bật trong chính sách quản lý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện giai đoạn hiện nay. 

    Như vậy, điều kiện đầu tư kinh doanh có một số đặc điểm cơ bản, đó là: 

    Thứ nhất: Về chủ thể ban hành quy định về điều kiện kinh doanh 

    Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Năm 2014, Quốc hội quy định có 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện’. Năm 2016, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư 2014, theo đó, đã bổ sung pháo nổ vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và điều chỉnh giảm Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện xuống còn 243 ngành nghề. Điều kiện đầu tư kinh doanh cụ thể đối với mỗi ngành nghề do Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội và Chính phủ quy định, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thông qua việc ban hành Luật, Pháp lệnh, Nghị định. Hiện nay, Nghị định là hình thức văn bản chủ yếu quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau.

    Thứ hai: Về phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh 

    Điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với các chủ thể có đăng kí kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Về mặt lý luận, điều kiện kinh doanh luôn gắn với ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Đây là những ngành, nghề mà sự tồn tại, phát triển của nó sẽ có ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ cộng đồng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội… Pháp luật không cấm kinh doanh, nhưng cần thiết phải có sự kiểm soát phù hợp để đảm bảo lợi ích nhiều mặt khi tiến hành đầu tư kinh doanh. 

    Thứ ba: Về đối tượng thực hiện quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh

     Đối tượng thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh là các chủ thể kinh doanh có đăng kí kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, bao gồm các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh. 

    Thứ tư: Về thẩm quyền công nhận, xác nhận đủ điều kiện kinh doanh 

    Tuỳ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành sẽ có thẩm quyền công nhận, xác nhận điều kiện kinh doanh. Ví dụ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan… 

    Phân loại điều kiện đầu tư kinh doanh 

    Một là: Dựa vào nội dung của điều kiện đầu tư kinh doanh, có thể chia thành các loại

    – Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật: | Tuỳ thuộc vào yêu cầu cần thiết đối với mỗi ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, pháp luật có quy định một số điều kiện về vị trí hoạt động sản xuất kinh doanh (cách xa khu dân cư hoặc cách xa nơi ô nhiễm…), điều kiện về diện tích kho bãi, cửa hàng, hàng rào ngăn cách (kinh doanh kho bãi, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan…), điều kiện về phương tiện vận chuyển, điều kiện lưu giữ, bảo quản, hệ thống thông tin phần mềm, hệ thống camera… 

    – Điều kiện về nhân sự: 

    Điều kiện về nhân sự là những điều kiện về con người với các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, được quy định phù hợp với mỗi ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. | Ví dụ: Một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên muốn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây”: 

    – Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật; 

    – Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn; 

    – Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề; 

    – Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ; 

    – Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề. 

    Điều kiện về “kiểm toán viên hành nghề chính là điều kiện về nhân sự cần có để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Để trở thành kiểm toán viên hành nghề, một cá nhân cần phải có “chứng chỉ kiểm toán viên”, có đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính. 

    Hai là: Dựa vào cách thức thực hiện điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục xác nhận việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh, có thể chia thành hai loại: 

    (i) Loại điều kiện kinh doanh cần thực hiện thủ tục xác nhận bằng văn bản 

    Thuộc nhóm này, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Ví dụ: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm do Bộ Khoa học Công nghệ cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán do Bộ Tài chính cấp … 

    Trong một số trường hợp, pháp luật tuy không yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin phép hoặc đăng ký để được cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép những yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố công khai việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh tại tại cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền, 

    Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn phải công bố công khai toàn bộ hồ sơ đủ điều kiện sản xuất chế phẩm tại Sở Y tế nơi đặt nhà xưởng sản xuất bằng việc gửi hồ sơ trực tiếp đến Sở Y tế hoặc công bố trực tuyến trên website của Sở Y tế. 

    (ii) Loại điều kiện kinh doanh do doanh nghiệp tự thực hiện, không phải làm thủ tục xác nhận hoặc xin phép. 

    Thuộc nhóm này, doanh nghiệp tự đối chiếu các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện về nhân sự và có nghĩa vụ tuân thủ trong suốt quá trình hoạt động. Có nhiều điều kiện kinh doanh thuộc loại này, như điều kiện kinh doanh áp dụng cho cơ sở sản xuất, buôn bán, chế biến thực phẩm, điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, điều kiện nuôi động vật rừng thông thường… 

    Đảm bảo điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh là yêu cầu bắt buộc. Pháp luật nghiêm cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh hoặc không đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động. 

    Thủ tục bổ sung đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 

    Khi có hoạt động kinh doanh ngành, nghề thuộc nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xác nhận hoặc thông báo đủ điều kiện kinh doanh. Thủ tục này được thực hiện sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc sau khi doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong quá trình hoạt động. 

    Thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thủ tục thông báo đủ điều kiện kinh doanh có một số điểm đặc trưng như sau: 

    – Cơ quan có thẩm tiếp nhận và xử lý yêu cầu của doanh nghiệp là cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan, Bộ Công an, Sở Y tế… 

    – Cở sở pháp lý thực hiện thủ tục là các Luật chuyên ngành hoặc các Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể.. 

    – Loại thủ tục cần thực hiện: Đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thông báo đủ điều kiện kinh doanh đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 

    Như vậy, có thể thấy thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn. Nhìn chung, nếu chỉ kinh doanh những ngành nghề thông thường, doanh nghiệp được coi là thành lập hợp pháp và được bắt đầu hoạt động sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trường hợp lựa chọn ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần biết đến các điều kiện kinh doanh cần đáp ứng và trong nhiều trường hợp, chỉ được phép hoạt động sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thực hiện xong thủ tục thông báo đủ điều kiện kinh doanh theo quy định trong pháp luật chuyên ngành. 

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *