Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp
Ở nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về nội dung Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp như thế nào?
Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp
Ở nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về nội dung Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp như thế nào?
Chủ thể nộp đơn và thời điểm nộp đơn
Thứ nhất: Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
– Chủ nợ không có bảo đảm; Chủ nợ có bảo đảm một phần.
Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó.
Khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Phá sản 2014.
Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần phải gửi kèm theo đơn các tài liệu, chứng cứ để chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ trả lương thì người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Phá sản 2014.
Người lao động, đại diện công đoàn cần nộp kèm theo đơn các tài liệu, chứng cứ để chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng nếu Điều lệ công ty quy định.
– Khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán, tức là không thanh toán được các khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán, nhóm chủ thể trên có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Phá sản 2014.
– Thành viên hợp tác xã hoặc đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Thành viên hợp tác xã hoặc đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả thanh toán. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có nội dung chủ yếu quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Phá sản 2014.
Thứ hai: Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã, đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật được chỉ định trong Điều lệ.
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là tất cả các thành viên hợp danh.
Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật; nếu Điều lệ không quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định về vấn đề lựa chọn người làm đại diện theo pháp luật của loại hình doanh nghiệp này.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể có một hoặc nhiều người đại điện theo pháp luật. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công | ty là người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Chủ tịch Hội đồng quản trị là đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, không thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán, những chủ thể nêu trên có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Nếu những chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân của mình đối với các thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn gây ra.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Phá sản 2014. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề xuất tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi mở thủ tục phá sản để Thẩm phán chỉ định. Người nộp đơn phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản. Lệ phí phá sản được tính căn cứ theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án nhân dân. Chi phí phá sản là số tiền phải chi trả cho việc giải quyết vụ việc phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật. Người nộp đơn nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự, nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng. Những trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản:
+ Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
+ Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản 2014, tức là trong hai trường hợp:
i) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
ii) Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
Sau khi nộp đơn, có 4 khả năng có thể xảy ra
Trường hợp 1: Trả lại đơn
Tòa án nhân dân trả lại đơn trong những trường hợp sau:
– Người nộp đơn không đúng quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014;
– Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 34 Luật Phá sản 2014.
– Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
– Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phá sản 2014;
– Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.. THU Hậu quả pháp lý của việc trả lại đơn:
– Tòa án nhân dân nơi chủ thể nộp đơn không tiếp tục giải quyết thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Thủ tục phá sản được giải quyết tại Tòa án nhân dân khác (trong trường hợp có Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã).
– Doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động bình thường (trong các trường hợp trả lại đơn còn lại)
Trường hợp 2: Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác
– Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi được phân công giải quyết đơn, Thẩm phán xem xét đơn. Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác, Thẩm phán có trách nhiệm chuyển đơn cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn biết. Đây là điểm mới của Luật Phá sản 2014. Trước đây, Luật Phá sản 2004 quy định Tòa án chuyển việc giải quyết phá sản cho Tòa án có thẩm quyền sau khi thụ lý đơn. Quy định mới trong Luật Phá sản 2014 hợp lý hơn về trình tự, hiệu quả trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản.
Trường hợp 3:Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Trường hợp tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã ngay sau khi nộp đơn xảy ra với hai điều kiện:
– Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản 2014).
Có thể hiểu nguyên nhân của việc tuyên bố phá sản ngay khi chưa thụ lý đơn chính là do mục đích của thủ tục phá sản đã không đạt được, doanh nghiệp, hợp tác xã đã không còn tiền để tạm ứng án phí phá sản chứ chưa nói đến là có tài sản để thanh toán cho các chủ nợ, người lao động hay thực hiện thủ tục phục hồi.
Thụ lý đơn
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Thứ nhất: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án nhân dân có nghĩa vụ phải thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo Điều 40 Luật Phá sản 2014. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý vụ việc phá sản, cơ quan ra quyết định thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân, Trọng tài phải tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 41 Luật Phá sản 2014.
Việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm cũng phải tạm đình chỉ trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị. Pháp luật quy định như vậy để tránh sự tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ hợp đồng đang có hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Phá sản 2014 dựa trên yêu cầu của chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, nếu xét thấy việc thực hiện hợp đồng sẽ có khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, có 3 khả năng có thể xảy ra
Trưởng hợp 1:Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán.
Hậu quả pháp lý của việc ra quyết định không mở thủ tục phá sản: – Thủ tục phá sản chấm dứt
– Doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường.
Trường hợp 2: Tuyên bố phá sản
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản thì Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Trường hợp này chỉ có thể xảy ra với điều kiện chủ thể có quyền nộp đơn tiến hành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tóm lại, tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản 2014 khi: Bà – Chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là những chủ thể có quyền nộp đơn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5, khoản 6 Điều 5 Luật Phá sản 2014. Hội
– Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.
Trường hợp 3: Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, tòa án tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo của thủ tục phá sản.
Mở thủ tục phá sản
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (nội dung căn cứ này đã được phân tích tại phần I của chương này).
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có căn cứ vào đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp có đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong đơn.
– Theo Điều 47 Luật Phá sản 2014, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành bình thường, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành thì thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hợp tác xã theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
– Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm hoặc bị hạn chế một số hoạt động. Những hoạt động bị cấm thì doanh nghiệp, hợp tác xã không được thực hiện (Điều 48 Luật Phá sản 2014). Trường hợp xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014, Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Những hoạt động mà pháp luật quy định hạn chế thực hiện thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện (Điều 49 Luật Phá sản 2014).
Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc được thực hiện hoặc không được thực hiện và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình. Các hoạt động theo quy định nếu thực hiện mà không có sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.
– Tòa án nhân dân xem xét các hợp đồng bị tạm đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Phá sản 2014 để ra quyết định tiếp tục thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực hay đình chỉ thực hiện hợp đồng. (khoản 2 Điều 61 Luật Phá sản 2014).
– Các chủ nợ gửi giấy đòi nợ đến Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản (Điều 66 Luật Phá sản 2014). Kèm theo giấy đòi nợ là tài liệu, chứng cứ chứng minh về khoản nợ. Giấy đòi nợ phải do chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ ký tên.
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập danh sách chủ nợ (Điều 67 Luật Phá sản 2014); lập danh sách người mắc nợ (Điều 68 Luật Phá sản 2014)
– Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng chưa đăng ký thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện ngay việc đăng ký; trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
– Đình chỉ thi hành án, giải quyết vụ việc (khoản 2 Điều 71; Điều 72 Luật Phá sản 2014)
Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, sẽ có 2 khả năng có thể xảy ra
Trường hợp 1: Tiến hành họp hội nghị chủ nợ
Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ sau khi tiến hành kiểm kê tài sản (trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ) hoặc sau khi kết thúc việc lập danh sách chủ nợ (trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ).
Hội nghị chủ nợ quyết định các vấn đề quan trọng trong việc giải quyết thủ tục phá sản, có tạo cơ hội cho doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi hay không, phương án phục hồi cụ thể.
Trường hợp 2: Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản
Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán.
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản: thủ tục phá sản chấm dứt. Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn lâm vào tình trạng phá sản.
Hội nghị chủ nợ
* Thủ tục triệu tập hội nghị chủ nợ
Trường hợp việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản kết thúc trước ngày lập xong danh sách chủ nợ thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ.
Trường hợp việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản kết thúc sau ngày lập xong danh sách chủ nợ thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kiểm kê xong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải được gửi cho người có quyền và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Hội nghị.
* Thành phần tham gia hội nghị chủ nợ
– Những người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
+ Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Các chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia. Chủ nợ chết thì người thừa kế hợp pháp của chủ nợ có quyền tham gia.
+ Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền.
+ Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Những người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ:
+ Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
+ Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Trường hợp những người này không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ.
* Nội dung của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu thấy cần thiết.
Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về những nội dung trên, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ.
Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và các ý kiến của chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết. Nghị quyết có một trong các kết luận sau đây: Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản; Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
* Điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ
– Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán, trong đó ghi rõ ý kiến về nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Phá sản 2014 thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bắt buộc phải có mặt.
* Hoãn hội nghị chủ nợ
Nếu không đáp ứng được điều kiện hợp lệ, Hội nghị chủ nợ được hoãn. Việc hoãn Hội nghị chủ nợ phải được lập thành biên bản và được thông báo ngay trong ngày cho người tham gia thủ tục phá sản.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.
* Sau khi tiến hành triệu tập họp Hội nghị chủ nợ, có 3 khả năng có thể xảy ra
Trường hợp 1: Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
Sau khi tiến hành triệu tập họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán.
Trường hợp 2: Áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
Hội nghị chủ nợ đưa ra Nghị quyết trong đó kết luận đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Tại Hội nghị chủ nợ, khi quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành thì Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua.
Khi Hội nghị chủ nợ đưa ra nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh (Nghị quyết lần 1), Hội nghị chủ nợ sẽ được họp lần thứ hai để xem xét thông qua phương án phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Nếu quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành thì Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (Nghị quyết lần 2).
Trường hợp 3: Tuyên bố phá sản
– Tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành:
Hội nghị chủ nợ được coi là không thành trong hai trường hợp: Thứ nhất, Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nhưng triệu tập lại vẫn không đủ số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm; Thứ hai, Hội nghị chủ nợ không ra được Nghị quyết.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ không thành, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
– Tuyên bố phá sản khi có nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đồng ý tuyên bố phá sản.
– Tuyên bố phá sản khi có nghị quyết của Hội nghị chủ nợ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh không được xây dựng hoặc không được thông qua hoặc không thực hiện được.
Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản
Kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản
Trong trường hợp này, doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản cho người nộp đơn, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định “việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải trung thực”.
Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản được gửi đến người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ,
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuê, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án nhân dân đang giải quyết có quyền kiến nghị về quyết định.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản phải xem xét, giải quyết kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định và ra một trong các quyết định sau đây:
– Giữ nguyên quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
– Hủy quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và giao cho Thẩm phán tiến hành giải quyết phá sản theo thủ tục chung.
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản: thủ tục phá sản chấm dứt. Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn lâm vào tình trạng phá sản.
Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, thủ tục phục hồi được áp dụng.
Nội dung của phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ. Các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có: Huy động vốn; Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ; Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh; Đổi mới công nghệ sản xuất; Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất; Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác; Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết; các biện pháp khác không trái quy định pháp luật.
* Xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
– Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
– Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
– Chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải gửi ý kiến về phương án phục hồi cho doanh nghiệp, hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban chủ nợ (nếu có).
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán. KEO ĐN – Thẩm phán xem xét đưa phương án, ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.
– Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (Hội nghị chủ nợ lần thứ hai) để xem xét, thông qua phương án phục hồi kinh doanh. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ lần thứ hai cũng tương tự như điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ lần đầu
– Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nếu phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý việc sử dụng tài sản bảo đảm.
* Công nhận nghị quyết về phương án phục hồi và giám sát thực hiện phương án phục hồi
Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Quyết định này được gửi cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định. Nghị quyết có hiệu lực đối với tất cả người tham gia thủ tục phá sản có liên quan.
* Thời hạn thực hiện phương án phục hồi
Thời hạn thực hiện phương án phục hồi theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Nếu Hội nghị chủ nợ không xác định thời hạn thì thời hạn thực hiện là không quá 3 năm, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và hậu quả pháp lý
Sau khi thực hiện thủ tục phục hồi, có ba trường hợp sẽ xảy ra:
– Trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện xong phương án phục hồi;
– Trường hợp thứ hai, doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi.
– Trường hợp thứ ba, hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán. lộ Trong cả ba trường hợp,
Thẩm phán đều phải ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý trong ba trường hợp này có sự khác biệt. Cụ thể:
– Trường hợp thứ nhất, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp, hợp tác xã được coi là không còn mất khả năng thanh toán.
– Trường hợp thứ hai và thứ ba, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và ra quyết định tuyên bố phá sản.
Tuyên bố phá sản
* Căn cứ để tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
– Tuyên bố phá sản sau giai đoạn nộp đơn:
Trường hợp tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã ngay sau khi nộp đơn xảy ra với hai điều kiện:
+ Chủ thể nộp đơn là những chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn.
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản 2014)
– Tuyên bố phá sản sau giai đoạn thụ lý đơn:
Trường hợp tuyên bố phá sản sau khi thụ lý đơn xảy ra với hai điều kiện:
+ Chủ thể nộp đơn là những chủ thể có quyền nộp đơn
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (khoản 2 Điều 105 Luật Phá sản 2014).
– Tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành:
Hội nghị chủ nợ được coi là không thành trong hai trường hợp: Thứ nhất, Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nhưng triệu tập lại vẫn không đủ số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm; Thứ hai, Hội nghị chủ nợ không ra được Nghị quyết. Na Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ không thành, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
– Tuyên bố phá sản khi có nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đồng ý tuyên bố phá sản. .
– Tuyên bố phá sản khi có nghị quyết của Hội nghị chủ nợ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh không được xây dựng hoặc không được thông qua hoặc không thực hiện được.
* Thông báo tuyên bố phá sản
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định đó cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và báo địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản có trụ sở chính, một tờ báo hàng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp, gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp hợp tác xã cho Sở tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có hiệu lực pháp luật, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh.
* Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản
Những chủ thể được Tòa án nhân dân gửi quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có quyền đề nghị xem xét lại quyết định. Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định. HỌ Thời hạn đề nghị xem xét lại, kháng nghị là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc được thông báo hợp lệ quyết định.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân đã ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị cho Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết kháng nghị, đề nghị xem xét lại quyết định.
Thi hành quyết định tuyên bố phá sản
* Căn cứ áp dụng thủ tục thanh lý tài sản
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành và phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên | bố phá sản.
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân công, Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản.
* Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã dùng để phân chia
Việc thanh lý tài sản dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đã được kiểm kê và xác định sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản (Điều 64 Luật Phá sản 2014), gồm:
– Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản.
– Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản.
– Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản.
– Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ các giao dịch vô hiệu.
– Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài những tài sản trên, tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh còn bao gồm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. TU THI CHO Những tài sản không được coi là tài sản của doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát: Tài sản ủy thác của khách hàng trong nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán Tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí, quỹ hưu trí tự nguyện, bổ sung; Tài sản nhận gửi giữ hộ của khách hàng. Tài sản không chia theo quy định của pháp luật về hợp tác xã cũng không được coi là tài sản của hợp tác xã.
* Thứ tự phân chia tài sản
Các khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó; nếu giá trị tài sản có bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị của tài sản có bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. CỦA Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:
– Chi phí phá sản;
– Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
– Các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ và các khoản
nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản có bảo đảm không đủ thanh toán số nợ. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng
một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. Trường hợp doanh nghiệp có thành viên chịu chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn (chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh) thì các thành viên đó sử dụng tài sản riêng của mình mà không đem đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản theo quy định mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
– Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân;
– Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các cổ đông của ông ty cổ phần;
– Thành viên của công ty hợp danh.
* Đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải quyết định đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản trong trường hợp sau:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không có tài sản để thanh lý, phân chia
– Hoàn thành việc phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo Tòa án nhân dân đã giải quyết phá sản và thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc