Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm là những hành vi nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm là những hành vi nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm là những hành vi nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

Một trong những khái niệm đầu tiên và lâu đời nhất về hành vi cạnh tranh không lành mạnh là khái niệm được đưa ra trong Công ước Paris 1883, Điều 10 bis, được bổ sung năm 1900 và sửa đổi lần cuối theo Văn bản Stockholm năm 1967: ““bất kỳ hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Tại Việt Nam, pháp luật hiện hành đưa ra khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004: Nhìn chung, định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh của Luật Cạnh tranh 2004 tương tự với định nghĩa của Công ước Paris cũng như pháp luật các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy tiêu chí đánh giá về tính chất không lành mạnh của hành vi cạnh tranh chỉ là “các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh”. Cách định nghĩa này còn chung chung hơn so với Điều 10 bis Công ước Paris, bởi ít nhất Công ước Paris còn đưa ra hai tiêu chí cụ thể là tính trung thực và tính thiện chí. Việc xác định “các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” là việc rất khó khăn trong điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta mới được hình thành vẫn còn hết sức non trẻ chưa đủ bề dày kinh nghiệm để hình thành nên “chuẩn mực”. Chính vì vậy để được coi là trái các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, trước hết vẫn là trái với các quy định pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004, bao gồm các hành vi sau đây: 

Mục lục

    Chỉ dẫn gây nhầm lẫn 

    Khoản 1 Điều 39 và Điều 40 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh; cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn này”.

    Các quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn nhằm ngăn chặn các hành vi sao chép, bắt chước đối thủ kinh doanh, từ đó sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của đối thủ khác làm lợi cho doanh nghiệp mình. Đối tượng chỉ dẫn gây nhầm lẫn có thể là nhãn hiệu, kiểu dáng, bao gói sản phẩm, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh… Có thể thấy Luật Cạnh tranh 2004 cấm hai dạng hành vi là “sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn” và “kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn”.

    Xâm phạm bí mật kinh doanh 

    Mỗi doanh nghiệp trên thị trường đều có một bí mật kinh doanh riêng nhằm tạo ra lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Vì thế bí mật kinh doanh cũng là mục tiêu thường xuyên bị xâm phạm trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt. Vậy thế nào là “bí mật kinh doanh”. Khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 chỉ ra những đặc điểm của bí mật kinh doanh như sau: “Không phải là hiểu biết thông thường, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được”.

    Theo quy định tại Điều 41 Luật Cạnh tranh 2004, người thực hiện hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh tại Luật Cạnh tranh chỉ có thể là doanh nghiệp, với tư cách là chủ thể cạnh tranh. Mục đích của việc thực hiện hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Cách thức thực hiện hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bao gồm: Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh; Tiết lộ, sử dụng thông thuộc bí mật kinh doanh; Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh; Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm. 

    Ép buộc trong kinh doanh 

    Ép buộc trong kinh doanh cũng có thể được coi là một hành vi mang tính chất hạn chế cạnh tranh loại nhẹ. Bởi chỉ có thể “ép buộc” doanh nghiệp khác, khi doanh nghiệp đi ép buộc đứng ở vị thế nhất định, thường là vị trí thống lĩnh thị trường (tức là có một sức mạnh thị trường nhất định). Hành vi đe dọa, cưỡng ép này không dựa trên sức mạnh cơ học, hay mang dấu hiệu của tội phạm hình sự, mà dựa trên vị thế kinh tế của doanh nghiệp.

    Điều 42 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó”. Tuy nhiên, quy định như vậy là chưa đủ, vì nếu chỉ dừng lại ở việc “không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác thì hành vi này có thể không mang bản chất của cạnh tranh. Ở đây, nếu quy định đầy đủ phải là “không giao dịch hoặc ngừng giao dịch” với doanh nghiệp đối thủ để chuyển sang giao dịch với doanh nghiệp mình. 

    Gièm pha doanh nghiệp khác

    Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác được quy định tại Điều 43 Luật Cạnh tranh 2004 như sau: “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”. Ở đây, cần xác định tồn tại quan hệ cạnh tranh giữa bên gièm pha và bên bị gièm pha, theo đó bên gièm pha thực hiện hành vi để hạ uy tín đối thủ cạnh tranh, lôi kéo khách hàng về phía mình.

    Như vậy đối tượng bị gièm pha chính là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, gièm pha vì mục đích cạnh tranh. Cách thức gièm pha được đưa ra khá rộng bao gồm cả “trực tiếp” hoặc “gián tiếp” đưa thông tin không đúng sự thật. Điều này trên thực tế rất khó xác định, bởi hành vi “gián tiếp” đưa thông tin qua bên thứ ba có thể xảy ra rất nhiều, nhưng để xác định chủ thể thực sự đứng đằng sau và mục đích cạnh tranh lại không đơn giản. Ngoài ra, dấu hiệu về mặt hậu quả: “gây ảnh hưởng xấu tới đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” cũng không phải là yếu tố dễ dàng chứng minh và định lượng. 

    Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

    Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được quy định tại Điều 44 Luật Cạnh tranh 2004, theo đó: “Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”. Hành vi này sử dụng dấu hiệu hậu quả để quy định về mặt hành vi, khiến nó giống như một điều khoản “quét” trong quy định về cạnh tranh không lành mạnh. Bởi bất kỳ hành vi nào chỉ cần làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác vì mục đích cạnh tranh đều có thể xếp vào dạng hành vi “gây rối hoạt động kin doanh”. 

    Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 

    Quảng cáo vốn được quy định trong Luật Thương mại 2005 và Luật Quảng cáo 2012 như một hành vi xúc tiến thương mại. Theo đó, ngoài việc quy định về cách thức, nội dung, quản lý nhà nước… trong hoạt động quảng cáo, các văn bản này cũng quy định về những hành vi quảng cáo bị cấm, trong đó có quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên các dạng hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh lại được Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định cụ thể tại Điều 45 bao gồm: quảng cáo so sánh trực tiếp sản phẩm; quảng cáo bắt chước và quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn. Đây là ba dạng hành vị có bản chất cạnh tranh không lành mạnh khác nhau, nhưng có chung đặc điểm là cùng thuộc nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh có tính lợi dụng thành quả đầu tư và công kích đối thủ cạnh tranh. 

    Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 

    Cũng giống như quảng cáo, khuyến mại là hành vi xúc tiến thương mại nhằm góp phần đẩy mạnh sản xuất và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên có những hành vi khuyến mại, không đơn thuần vì mục đích xúc tiến thương mại, mà hàm chứa trong đó có tính chất “cạnh tranh không lành mạnh”, đó là: Khuyến mại gian dối về giải thưởng; Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng; Phân biệt đối xử với những khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau; Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.

    Về mặt truyền thống, những hành vi này được xem xét dưới góc độ cản trở, gây rối hoạt. động kinh doanh của doanh nghiệp khác, phá vỡ các quan hệ ổn định của khách hàng đối với đối thủ cạnh tranh, khuếch chương một cách quá mức, và không trung thực về chương trình xúc tiến thương mại của mình. 

    Phân biệt đối xử của hiệp hội

     Hiệp hội, bao gồm hiệp hội ngành hàng hay hiệp hội ngành nghề đều là các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Các tổ chức này đôi khi đóng vai trò rất quan trọng, góp phần định hướng thị trường, xây dựng mục tiêu phát triển… Tuy nhiên nếu như các hiệp hội này lại sử dụng vai trò của mình như một cách thức “chia bè, kết phái” nhằm phân biệt đối xử với các doanh nghiệp trên thị trường thì đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Tính chất cạnh tranh không lành mạnh ở đây không chỉ là trái về “chuẩn mực đạo đức kinh doanh” mà về lâu dài còn có thể dẫn tới kìm hãm sự phát triển của thị trường, sự xuất hiện của các nhân tố mới trên thị trường. 

    Bán hàng đa cấp bất chính 

    Theo khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004, bán hàng đa cấp được hiểu là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu sau đây: 

    – Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hoá được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau; 

    – Hàng hoá được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia; 

    – Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận. 

    Bản thân bán hàng đa cấp là một phương thức kinh doanh được pháp luật thừa nhận (Quy định tại Luật Thương mại 2005). Tuy nhiên, bán hàng đa cấp bất chính theo mô hình kim tự tháp, lại được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều 48 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định 4 dạng hành vi vi phạm về bán hàng đa cấp bất chính bị cấm, bao gồm: Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại; Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia. 

    Ngoài ra còn có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 do Chính phủ quy định. Đây chính là điều khoản mở, quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thể hiện rõ tính “mềm dẻo” của Luật Cạnh tranh. 

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *