Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là gì? Đặc điểm hợp đồng mua bán doanh nghiệp?

Nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là gì? Đặc điểm hợp đồng mua bán doanh nghiệp?

Nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là gì? Đặc điểm hợp đồng mua bán doanh nghiệp?

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là gì? Đặc điểm hợp đồng mua bán doanh nghiệp?

Nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là gì? Đặc điểm hợp đồng mua bán doanh nghiệp?

Mục lục

    Khái niệm hợp đồng mua bán doanh nghiệp 

    Tùy thuộc vào quan niệm về mua bán doanh nghiệp mà quy định về các loại hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở các quốc gia có thể khác nhau. 

    Cộng hòa Liên bang Nga quy định khá chi tiết về hợp đồng mua | bán doanh nghiệp tại mục 8 chương 29 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga (phần 1 có hiệu lực từ ngày 30/09/1994 số 51-LBN; phần 2 có hiệu lực từ ngày 26/01/1996 số 14-LBN; phần 3 có hiệu lực từ ngày 26/10/2001 số 146-LBN; phần 4 có hiệu lực từ ngày 18/12/2006 số 230-LBN) sửa đổi, bổ sung từ ngày 07/05/2013: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là hợp đồng, trong đó người bán có trách nhiệm chuyển giao quyền sở hữu cho người mua toàn bộ tài sản doanh nghiệp trong khối thống nhất ngoài những quyền và nghĩa vụ khác mà bên bán không có quyền chuyển giao.

    Như vậy, theo quy định của Nga thì mua bán doanh nghiệp được xác định rõ ràng là mua lại tài sản và chuyển giao các quyền, nghĩa vụ gắn với tài sản đó trừ một số giấy phép, chứng chỉ không được phép chuyển giao. Nghĩa vụ của các bên mua bán doanh nghiệp đối với bên thứ ba được đề cập cụ thể tại hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng mua bán tài sản.

     – Khác với Cộng hòa Liên bang Nga, Việt Nam không định nghĩa về hợp đồng mua bán doanh nghiệp, dựa trên những phân tích về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam và khái niệm về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, quan niệm về hợp đồng mua bán doanh nghiệp được hiểu như sau: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân, hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối, hợp đồng mua bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (gọi chung là hợp đồng mua bán doanh nghiệp, là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc phần vốn chi phối cho bên mua doanh nghiệp. Bên mua doanh nghiệp có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp và có nghĩa vụ thanh toán cho chủ sở hữu doanh nghiệp. 

    Đặc điểm của hợp đồng mua bán doanh nghiệp 

    Thứ nhất: Chủ thể của hợp đồng mua bán doanh nghiệp bao gồm chủ sở hữu doanh nghiệp (bên bán) và bên mua doanh nghiệp 

    * Bên bán doanh nghiệp: Theo nguyên lý chung, ai là chủ sở hữu doanh nghiệp thì người đó có quyền quyết định bán doanh nghiệp. Tùy từng loại doanh nghiệp mà chủ sở hữu có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân hoặc nhiều cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân. 

    – Đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ thì chính chủ sở hữu đó có quyền quyết định bán doanh nghiệp, ví dụ: Nhà nước có quyền bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (là một tổ chức hoặc một cá nhân) có quyền quyết định bán công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định bán doanh nghiệp tư nhân. 

    – Với công ty thuộc sở hữu của nhiều chủ như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp thuộc về các thành viên, cổ động công ty (gọi chung là các chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty bán công ty qua hình thức chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. Bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp sẽ ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. 

    Chủ sở hữu công ty có thể chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp ngay cùng một thời điểm. Đây chính là mua bán toàn bộ doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có thể chuyển nhượng một phần cổ phần, phần vốn góp nhiều lần khác nhau. Sau nhiều lần chuyển nhượng, đến một thời điểm nào đó, bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần nắm giữ tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần đủ để kiểm soát, chi phối được công ty mục tiêu có nghĩa là thời điểm đó thương vụ mua bán doanh nghiệp đã được hoàn thành.

    Như vậy, mua bán doanh nghiệp có thể là một quá trình và diễn ra ở trạng thái “động” nhưng tựu chung lại để xác định bên bán doanh nghiệp trong cả quá trình như vậy cần căn cứ trên nền tảng lý luận chung về mua bán doanh nghiệp. Theo đó, thực chất để mua bán doanh nghiệp phải tồn tại hành vi chuyển dần dần quyền sở hữu công ty từ phía chủ sở hữu công ty cho bên nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. 

    * Bên mua doanh nghiệp 

    Bên mua doanh nghiệp có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Quy định về chủ thể có quyền mua doanh nghiệp trong các văn bản pháp luật đã bộc lộ một số tồn tại sau: 

    Với quy định tại Nghị định 128/2014/NĐ-CP ngày 31/10/2014 của Chính phủ thì đối tượng có quyền mua doanh nghiệp đã được xác định rõ ràng. Đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, pháp luật không có quy định cụ thể về đối tượng nào được quyền mua doanh nghiệp. Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra là: những đối tượng không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp (2005) có quyền mua doanh nghiệp không? Một số đối tượng | bị cấm đồng thời là chủ sở hữu của hai doanh nghiệp như quy định: 

    một cá nhân chủ quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại có được mua lại công ty đối vốn không? 

    Thứ hai: Đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp hoặc cố phần, phần vốn góp chi phối để kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua lại 

    Điều 132 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga quy định đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp, một loại tài sản được lưu thông trên thị trường. Doanh nghiệp là đối tượng của quyền sở hữu được công nhận là toàn bộ khối tài sản sử dụng cho mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp được coi như một loại tài sản bất động sản. Doanh nghiệp có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán, bảo đảm, cho thuê và các thỏa thuận khác liên quan đến việc hình thành, thay đổi và chấm dứt vật quyền.

    Thành phần của khối tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ các loại tài sản dùng để kinh doanh: mặt băng, nhà cửa, công trình phụ, trang thiết bị máy móc, công cụ, nguyên liệu, sản phẩm, quyền sử dụng, nghĩa vụ cũng như quyền xác định, quyền cá thể hóa doanh nghiệp, sản phẩm, công việc, dịch vụ của doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu phục vụ) và các quyền riêng biệt khác nếu như luật và hợp đồng không có quy định khác. 

    Ở Việt Nam, hiện còn nhiều khoảng trống pháp lý về mua bán doanh nghiệp, trong đó có sự thiếu vắng quy định về đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên cơ sở lý thuyết chung về mua bán doanh nghiệp, các nghiên cứu khoa học đã xác định đối tượng trong thương vụ mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp và “doanh nghiệp được mua bán có ý nghĩa là một bộ máy đang vận hành mà người mua nó có thể tiếp tục sử dụng, khai thác để mang lại lợi nhuận nhanh nhất”.

    Thực chất, mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển giao những quyền và nghĩa vụ gắn liền với chủ sở hữu doanh nghiệp và chuyển giao cả tư cách pháp lý của doanh nghiệp cho bên mua. Vì vậy, đối tượng mua bán cần được xác định rõ trong hợp đồng: Tên, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp được mua lại; ngành nghề đăng ký kinh doanh; vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ của doanh nghiệp; phần vốn góp, cổ phần được chuyển nhượng của chủ sở hữu doanh nghiệp; các loại tài sản hữu hình, tài sản vô hình của doanh nghiệp.

    Với các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp thì đối tượng của hợp đồng là cổ phần, phần vốn góp và các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu cổ phần, phần vốn góp được chuyển từ bên chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trừ những quyền không được chuyển giao theo quy định của pháp luật. 

    Thứ ba: Hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp bằng văn bản 

    Một số quốc gia trên thế giới quy định về hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải bằng văn bản. Ví dụ: Điều 560 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga về đăng ký quyền đối với tài sản bất động sản và các loại tài sản số 112, có hiệu lực từ ngày 21/7/1997, sửa đổi, bổ sung ngày 7/5/2013 và theo quy định tại khoản 2 Điều 434; khoản 2 Điều 560 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga thì hợp đồng mua bán doanh nghiệp thể hiện dưới dạng văn bản có chữ ký của các bên. Hợp đồng không theo hình thức trên bị coi là vô hiệu. 

    Hợp đồng mua bán và chuyển giao tài sản ở Cộng hòa Liên bang Đức cần có một hình thức nhất định, nếu loại tài sản bán yêu cầu bắt buộc một hình thức hợp đồng cụ thể, ví dụ mua bán tài sản bất động sản luôn cần hợp đồng có công chứng. Đối với việc mua bán các loại tài sản khác, hợp đồng bằng văn bản vẫn là hình thức tốt nhất để chứng minh. 

    Ở Việt Nam, qua các quy định về thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp có thể hiểu pháp luật đã gián tiếp quy định hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải được thiết lập theo hình thức “văn bản”. Bởi vì khi thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp thì yêu cầu phải có hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. 

    Nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp 

    Nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp do các bên mua bán doanh nghiệp thỏa thuận, có thể kể đến những nội dung cơ bản sau: 

    – Đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp (toàn bộ tài sản, tư cách pháp lý của doanh nghiệp) hay cổ phần, phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp; 

    – Thỏa thuận về giá mua bán doanh nghiệp: Giá mua bán doanh nghiệp do các bên tự xác định hoặc thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Giá mua bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 12 Nghị định số 128/2014/NĐ- CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. 

    – Thỏa thuận về thời điểm và phương thức thanh toán 

    – Thỏa thuận về quyền kế thừa, chuyển giao quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được mua bán 

    Bên bán doanh nghiệp có thể chuyển giao cho bên mua những quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền tiếp tục sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, quyên tiếp tục kinh doanh những ngành nghề của doanh nghiệp được bán, những quyền, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mục tiêu đối với người thứ ba. Đó có thể là quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền…

    Đặc biệt, bên mua doanh nghiệp thường quan tâm đến các khoản nợ của doanh nghiệp mục tiêu và xác định trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về bên mua hay bên bán. Vì vậy, trong hợp đồng, các bên phải thỏa thuận rõ: những quyền và nghĩa vụ được chuyển giao; những quyền và nghĩa vụ không được chuyển giao sẽ do bên nào tiếp tục thực hiện; bên nào có trách nhiệm thanh toán nợ của doanh nghiệp mục tiêu. 

    Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ bên bán cho bên mua và vấn đề thanh toán nợ của doanh nghiệp mục tiêu thể hiện trong các văn bản pháp luật khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp được mua là loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc các loại hình doanh nghiệp khác. Cụ thể: 

    * Quy định về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ bên bán cho bên mua và vấn đề thanh toán nợ của doanh nghiệp tư nhân. Theo đó thì sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác. 

    * Quy định về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ bên bán cho bên mua và vấn đề thanh toán nợ của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tại Nghị định số 128/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ. 

    * Đối với trường hợp mua bán các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nguyên tắc chủ yếu của việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ tài sản; những quyền, nghĩa vụ khác được phép chuyển giao trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp sẽ dựa trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện của bên mua và bên bán, đồng thời phải tuân thủ các quy định tại mục 5 phần thứ ba (Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự) tại Bộ luật Dân sự (2015). 

    Tại Cộng hòa Liên bang Nga, Điều 562 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga quy định quyền của chủ nợ trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và thủ tục mà người mua, người bán doanh nghiệp phải thông báo cho chủ nợ về việc mua bán doanh nghiệp và việc chuyển nghĩa vụ trả nợ cho bên mua. 

    Tương tự như quy định của Nga, Bộ luật Dân sự Cộng hòa Liên bang Đức cũng quy định về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ giữa các bên mua bán doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự của Đức còn quy định về nghĩa vụ của bên mua, bán doanh nghiệp với người lao động của doanh nghiệp: KHỐI 

    – Quyền thỏa thuận thời điểm chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua doanh nghiệp và thời điểm thương vụ mua bán doanh nghiệp hoàn tất. B Trừ những quy định tương đối chi tiết về thời hạn chuyển giao doanh nghiệp và quyền sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cho bên mua, pháp luật Việt Nam chưa có quy định định hướng về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua doanh nghiệp. 

    – Thỏa thuận về trách nhiệm của các bên trong trường hợp vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng, vi phạm pháp luật liên quan đến mua bán doanh nghiệp. 

    – Thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán doanh nghiệp. 

    – Các thỏa thuận khác như thời điểm hiệu lực của hợp đồng, thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng…. 

    Phòng tránh rủi ro khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp 

    Xác định chủ thể có quyền bán và mua doanh nghiệp 

    * Chủ thể có quyền bán doanh nghiệp là các chủ sở hữu doanh nghiệp. 

    Nếu là doanh nghiệp một chủ thì chính chủ sở hữu đó có toàn quyền quyết định bán doanh nghiệp tư nhân mà không cần bàn bạc với ai. Ví dụ: Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định bán doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền chuyển nhượng vốn điều lệ cho người khác. 

    Khi xem xét thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhiều chủ như công ty hợp danh, công ty cổ phần, các nhà đầu tư cần lưu ý tới quy định pháp luật hiện hành để xác định chủ thể có quyền quyết định bán một phần công ty hợp danh, một phần công ty cổ phần chính là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, cổ đông có quyền biểu quyết của công ty cổ phần bởi vì: 

    Công ty hợp danh theo quy định của pháp luật Việt Nam bắt buộc phải có thành viên hợp danh, thành viên hợp danh là cá nhân, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty. Vì vậy, các cá nhân có dự định mua lại một phần công ty hợp danh phải mua lại phần vốn góp của thành viên hợp danh để trở thành thành viên hợp danh mới và lúc đó, họ mới có quyền quản lý công ty hợp danh. 

    Đối với công ty cổ phần có thể có các cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi cổ tức nhưng các cổ đông này không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Cổ động phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết mới được tham dự Đại hội đồng cổ đông để biểu quyết thông qua những vấn đề quan trọng của công ty. Cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi cổ tức có quyền chuyển nhượng cổ phần thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác.

    Tuy nhiên, với tính chất của cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi cổ tức thì bên nhận chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không thể tham gia bộ máy quản trị và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, bên nhận chuyển nhượng cổ phần của cổ động phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết đến một tỷ lệ chi phối đủ để kiểm soát được công ty được coi là mua lại một phần công ty cổ phần. 

    * Bên mua doanh nghiệp cần cân nhắc tính khả thi về điều kiện chủ thể trong giao dịch mua doanh nghiệp 

    Như đã phân tích tại nội dung về hợp đồng mua bán doanh nghiệp thì hiện nay chưa có quy định về chủ thể bị cấm mua các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân như mua doanh nghiệp tư nhân, mua các công ty. Vậy những chủ thể bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quyền mua doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân không? 

    – Về lý thuyết, các đối tượng trên chỉ bị cấm thành lập doanh nghiệp mà không bị cấm mua bán doanh nghiệp nên họ vẫn có quyền mua doanh nghiệp với lập luận mua doanh nghiệp nhưng không tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên: Sự lựa chọn này rất không hiệu quả và rất lãng phí, bởi vì người mua đã phải trả chi phí để mua cả những giá trị tiềm năng của doanh nghiệp mà không sử dụng đến nó như thương hiệu, hệ thống khách hàng…

    Việc mua lại doanh nghiệp để cho người khác đứng tên đăng ký kinh doanh cũng không phải là giải pháp khôn ngoan vì ngoài việc rủi ro do “đầu tư chui”, việc đăng ký kinh doanh lại cũng sẽ gặp khó khăn do cơ quan đăng ký kinh doanh phải xác định cơ sở pháp lý hợp pháp của việc tiếp tục sử dụng các giá trị tài sản như tên thương mại, trụ sở, nhãn hiệu hàng hóa … 

    Từ sự phân tích trên, bên mua doanh nghiệp nên tham khảo các quy định của pháp luật để xác định, cân nhắc về hiệu quả và tính khả thi của dự định mua doanh nghiệp của mình. 

    Xác định thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp

    Chủ sở hữu doanh nghiệp là chủ thể có quyền bán doanh nghiệp và ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người khác ký kết các hợp đồng mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của mình cho bên mua. Để xác định đúng thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp, bên mua doanh nghiệp phải kiểm tra các giấy ủy quyền bán doanh nghiệp của người đại diện ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp. 

    Về phía bên bán doanh nghiệp, để phòng ngừa rủi ro về thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp, bên bán doanh nghiệp cũng phải kiểm tra tư cách chủ thể đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của bên mua doanh nghiệp trong trường hợp bên mua doanh nghiệp là thương nhân. Các căn cứ pháp lý xác định tự cách đại diện theo ủy quyền của bên mua doanh nghiệp là kiểm tra thông tin quy định tại Điều lệ hoặc quy chế doanh nghiệp hoặc giấy ủy quyền do người đại diện theo pháp luật của bên mua doanh nghiệp ủy quyền. 

    Đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp thì thời điểm ký kết hợp đồng, thời điểm chuyển giao tài sản và thời điểm chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp thường là khác nhau. Về nguyên tắc, sẽ có sự thống nhất ý chí của các bên trong việc chuyển giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản. Tuy vậy, quá trình chuyển giao các quyền trên thường có khoảng cách nhất định, nhất là đối với những hợp đồng mua bán doanh nghiệp có giá trị lớn, việc chuyển giao các tài sản, các quyền nghĩa vụ khác phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài.

    Vì vậy, các bên phải đàm phán để đi đến thống nhất thỏa thuận về thời điểm chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp, thời điểm chuyển rủi ro đối với doanh nghiệp đã bán. Bên cạnh đó, thời gian kể từ khi các bên ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp và thời điểm các bên đã hoàn tất các thủ tục pháp lý cho một thương vụ mua bán doanh nghiệp có thể mất một khoảng thời gian nhất định. Vậy trong khoảng thời gian đó, doanh nghiệp sẽ do bên mua hay bên bán quản lý, điều hành? Vì vậy, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng về quyền và trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp sau khi các bên đã ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp sẽ thuộc về bên bán hay bên mua. 

    Các bên lưu ý về hình thức pháp lý của hợp đồng mua bán doanh nghiệp 

    Hiện nay các quy định về hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp chưa rõ ràng. Ví dụ như nếu các bên giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo các hình thức có giá trị tương đương văn bản như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu thì xét về hình thức, hợp đồng đó có hợp pháp không? Vì vậy, đối với giao dịch mua bán doanh nghiệp với bản chất làm thay đổi về quyền sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp thì hữu hiệu và an toàn nhất về pháp lý là các bên nên ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp bằng văn bản. Ưu thế của hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp bằng văn bản tương tự như ưu thế bằng hình thức văn bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. 

    Về lâu dài cần có những cơ sở pháp lý xem xét về hiệu lực của hợp đồng mua bán doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải ban hành quy định cụ thể về hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp. 

    Các bên phải thỏa thuận và liệt kê cụ thể nội dung các quyền, nghĩa vụ mà bên bán được chuyển giao; quyền và nghĩa vụ không được chuyển giao cho bên mua doanh nghiệp và thời điểm chuyển giao các quyền, nghĩa vụ 

    Nhà phân tích tại nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp thì quy định của Liên bang Nga, Mỹ, Cộng hòa Liên bang Đức về chuyển giao quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên mua, bên bán doanh nghiệp với bên thứ ba; trách nhiệm của các bên mua bán với nhau và quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bên mua doanh nghiệp rất rõ ràng, cụ thể so với quy định pháp luật Việt Nam về cùng nội dung này. 

    Bộ luật Dân sự Liên bang Nga còn quy định về nội dung của hợp đồng, về quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong trường hợp thiếu sót khi đưa những thông tin về tài sản chuyển giao và thời điểm chuyển giao. Khoản 1 Điều 564 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga quy định: công ty được chuyển giao cho người mua kể từ ngày các bên ký chứng thư chuyển nhượng và quyền sở hữu của công ty được chuyển sang người mua kể từ ngày đăng ký tài sản nhà nước. 

    Quy định của Bộ luật Dân sự Liên bang Nga là một gợi ý để cơ quan lập pháp Việt Nam tham khảo ý tưởng trong việc thiết kế các định hướng pháp luật về cách thức chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp nhằm phòng tránh rủi ro cho các bên mua, bán doanh nghiệp. Các quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Bộ luật Dân sự của cộng hòa Liên bang Nga, hợp đồng mua bán tài sản của Mỹ, Cộng hòa Liên bang Đức là những kinh nghiệm để các bên chủ thể hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải lưu ý và tham khảo khi thỏa thuận về chuyển giao quyền nghĩa vụ từ bên bán sang bên mua doanh nghiệp.

    Bên mua doanh nghiệp phải lưu ý về thời điểm chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp 

    Đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp, sau khi ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp thì bên mua phải thực hiện các thủ tục để thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp như thay đổi thông tin về bên mua doanh nghiệp tại sổ đăng ký cổ đông, thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh… Nếu bên mua doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp được bán thì nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014. 

    Như vậy, nếu các bên mua bán doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng mua bán doanh nghiệp với nhau mà không thực hiện các thủ tục thay đổi chủ sở hữu thì trước pháp luật, trước các chủ sở hữu khác, họ chưa được thừa nhận là chủ sở hữu mới của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là bên mua doanh nghiệp có thể phải gánh chịu những rủi ro về kinh tế từ hợp đồng mua bán này. 

    Tóm lại: Mỗi loại hợp đồng, mỗi quan hệ hợp đồng đều có những đặc thù riêng muôn hình vạn trạng trong thực tế. Những gợi ý về phòng chống rủi ro trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán doanh nghiệp trong cuốn sách này chỉ là những biện pháp cơ bản nhất để hạn chế rủi ro cho các chủ thể hợp đồng và những chủ thể có liên quan. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm giao kết hợp đồng, sự nhạy bén phán đoán diễn biến giao kết hợp đồng và cơ hội nắm bắt thời cơ kinh doanh sẽ cung cấp thêm những cách thức phòng chống rủi ro hữu hiệu, thích hợp với đặc điểm của từng hợp đồng cụ thể. 

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *