Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở đâu?
Trên thực tế vì những lý do khác nhau sẽ cần phải tra cứu ngành nghề kinh doanh, Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở đâu?
Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở đâu?
Khi đăng ký thành lập công ty hoặc thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mới thì cần phải nắm được các quy định về ngành nghề kinh doanh trong doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh chính là một trong những nội dung bắt buộc phải có khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Trên thực tế vì những lý do khác nhau sẽ cần phải tra cứu ngành nghề kinh doanh, vậy Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở đâu? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Hiện nay Luật doanh nghiệp chưa có định nghĩa về ngành nghề kinh doanh nhưng có thể hiểu ngành nghề kinh doanh là ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành, hệ thống ngành kinh tế được phân theo từng nhóm ngành nghề chi tiết.
Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định và giao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là ngành nghề phụ trợ hoặc phái sinh từ ngành nghề kinh doanh chính, trên cơ sở điều kiện và lợi thế của ngành nghề kinh doanh chính hoặc sử dụng lợi thế, ưu thế của ngành nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp cho ngành nghề kinh doanh chính.
Quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh
Trước khi tìm hiểu về nội dung Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở đâu? thì cần nắm được các quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh được quy định tại Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải nắm rõ các nguyên tắc áp mã ngành nghề khi thành lập công ty. Cụ thể như sau:
– Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm;
– Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh;
– Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và đảm bảo duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
– Cấm kinh doanh các ngành nghề cấm kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên một số ngành, nghề phải có điều kiện thì mới được đầu tư kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo quy định tại điều 7 Luật đầu tư năm 2020 thì ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư. Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 227 ngành nghề. Theo đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề này phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhất định.
Doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các tiêu chí về giấy phép kinh doanh và điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định. Doanh nghiệp phải đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và phải duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh.
Khi đăng ký thành lập công ty hoặc thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mới thì cần phải nắm được các quy định về ngành nghề kinh doanh trong doanh nghiệp.
Nắm được ngành nghề kinh doanh nào được phép đăng ký phù hợp với lĩnh vực hoạt động thực tế của doanh nghiệp và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì tất cả doanh nghiệp khi đăng ký thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh phải đăng ký theo mã ngành cấp 4 (là ngành có mã 4 số) thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
Tổ chức, cá nhân có quyền tự do kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Theo quy định Luật đầu tư 2020, có 8 ngành nghề bị cấm kinh doanh bao gồm:
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
– Kinh doanh các chất ma túy;
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;
– Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã được quy định tại Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ.
Những lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh
Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau đây:
– Không đăng ký kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật cấm;
Doanh nghiệp cần lưu ý không được phép kinh doanh những ngành nghề cấm đã nêu ở trên bởi ngoài việc không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu như các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề bị cấm còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Cần lưu ý những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
+ Trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, bên cạnh việc ghi mã ngành, tên ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải ghi chi tiết văn bản pháp luật quy định về điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh đó, tránh trường hợp bị trả hồ sơ đăng ký kinh doanh.
+ Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ rất khó khăn nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện của ngành nghề được kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp chỉ nên đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong trường hợp đó là ngành nghề bắt buộc hay ngành nghề chính mà doanh nghiệp phải lựa chọn trong hoạt động kinh doanh của mình.
+ Khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài giấy đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch Đầu tư cấp cấp, thì bắt buộc phải có thêm một loại giấy tờ quan trọng được gọi là Giấy phép con, hay giấy phép kinh doanh.
– Ngành nghề kinh doanh chính
+ Ngành nghề kinh doanh chính là một trong những nội dung bắt buộc phải đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Ý nghĩa của việc đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là căn cứ để chi cục thuế cấp mã chương, loại, khoản cho doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.
+ Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc quan trọng, bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký.
Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở đâu? Doanh nghiệp có thể truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau đó nhập mã số thuế hoặc nhập đầy đủ tên công ty, ngành nghề kinh doanh sẽ được hiển thị đầy đủ. Các bước tra cứu như sau:
Bước 1: Truy cập vào website dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 2: Nhập thông tin mã số thuế hoặc nhập tên đầy đủ của công ty vào ô tra cứu
Sau khi nhập đúng thông tin, kết quả tìm kiếm hiện ra sẽ là một số thông tin cơ bản của doanh nghiệp như:
– Tên doanh nghiệp;
– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài;
– Tên doanh nghiệp viết tắt;
– Tình trạng hoạt động;
– Loại hình pháp lý (loại hình doanh nghiệp);
– Họ và tên người đại diện theo pháp luật;
– Ngày thành lập, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh.
Như vậy để tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bạn chỉ cần có mã số thuế của đơn vị hoặc tên công ty đó là có thể biết được danh sách ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ tư vấn ngành nghề kinh doanh uy tín
Luật Hoàng Phi chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh uy tín với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp chúng tôi đảm bảo luôn cung cấp giải pháp tốt nhất, hoàn thiện nhất trong phương án triển khai các dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Chúng tôi sẽ thực hiện các công việc như:
– Tư vấn miễn phí cho khách hàng các quy định của pháp luật hiện hành về thành lập doanh nghiệp, mã ngành nghề kinh doanh và các nội dung khác có liên quan.
– Trên cơ sở những thông tin mà khách hàng cung cấp sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
– Theo dõi hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.
Chúng tôi cam kết luôn mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, uy tín nhất với mức chi phí phù hợp nhất, hỗ trợ khách hàng các nội dung liên quan đến doanh nghiệp như thành lập doanh nghiệp, bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh,….
Mong rằng qua nội dung bài viết trên của Luật Hoàng Phi đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích về Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở đâu? để quý độc giả tham khảo trong quá trình muốn tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty để thực hiện những công việc khác có liên quan.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc