Giám đốc có thể là người đứng đầu địa điểm kinh doanh không?

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Giám đốc có thể là người đứng đầu địa điểm kinh doanh không?

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Giám đốc có thể là người đứng đầu địa điểm kinh doanh không?

Giám đốc có thể là người đứng đầu địa điểm kinh doanh không?

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Giám đốc có thể là người đứng đầu địa điểm kinh doanh không?

Trong quá trình hỗ trợ về thủ tục thành lập địa địa điểm kinh doanh, chúng tôi nhận được nhiều thắc mắc từ Quý độc giả như Trường hợp nào phải thành lập địa điểm kinh doanh? Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như thế nào? Giám đốc có thể là người đứng đầu địa điểm kinh doanh không?…Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những thông tin giúp chia sẻ, giải đáp. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết:

Mục lục

    Trường hợp nào phải thành lập địa điểm kinh doanh?

    Pháp luật doanh nghiệp hướng tới quyền tự do của cá nhân, tổ chức trong kinh doanh, không quy định về trường hợp phải thành lập địa điểm kinh doanh. Vậy khi nào nên thành lập địa điểm kinh doanh?

    Dựa vào khái niệm về địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, có thể thấy rằng: nếu Quý vị có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra các địa điểm khác ngoài trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, có thể lập địa điểm kinh doanh.

    Tuy nhiên, Quý vị nên cân nhắc thành lập địa điểm kinh doanh hay các hình thức hiện diện thương mại của doanh nghiệp như chi nhánh, văn phòng đại diện. Chúng tôi lưu ý về các ưu điểm và nhược điểm của hình thức địa điểm kinh doanh để Quý vị tham khảo:

    Về ưu điểm:

    – Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện được phát sinh, thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.

    – Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, ưu việt hơn chi nhánh là có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.

    – Nếu như văn phòng đại diện, chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không phải khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh.

    Về nhược điểm:

    – Nếu mở địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp không được cấp con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh. Vì vậy khi có những thủ tục, giấy tờ cần dấu xác nhận thì đều phụ thuộc vào công ty mẹ.

    – Việc kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ. Sau khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký chứ không được cấp mã số thuế. Việc nay cũng gây khó khan trong việc kê khai thuế cho địa điểm kinh doanh, thực hiện các thủ tục thuế như thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh nhất là các địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố với công ty, chi nhánh.

    Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

    Thông báo lập địa điểm kinh doanh được thực hiện theo mẫu số II-7 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

    Trường hợp người được ủy quyền làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh, thông báo cần đi kèm giấy tờ, tài liệu chứng minh cho nội dung ủy quyền như văn bản ủy quyền, bản sao giấy tờ chứng minh thông tin nhân thân của người được ủy quyền,…

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

    Hiên nay, thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh có thể được tiến hành qua Hệ thống Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên, Quý vị cần đăng ký tài khoản và thực hiện đúng theo hướng dẫn của Hệ thống. Không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi tự mình thực hiện thủ tục này, do đó, dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh ra đời, giúp doanh nghiệp, chi nhánh sớm có địa điểm kinh doanh, đi vào hoạt động kinh doanh hợp pháp.

    Giám đốc có thể là người đứng đầu địa điểm kinh doanh không?

    Pháp luật  hiện hành không có quy định người đứng đầu địa điểm kinh doanh phải là ai và giữ chức vụ gì trong doanh nghiệp. Vì vậy, Giám đốc công ty hoặc bất cứ người nắm giữ chức danh gì trong doanh nghiệp, hoặc bất kỳ ai có đủ khả năng và năng lực hành vi dân sự, không vi phạm pháp luật và phù hợp với vị trí công việc đều có thể chọn làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

    Ngoài những nội dung chúng tôi chia sẻ trong bài viết Giám đốc có thể là người đứng đầu địa điểm kinh doanh không? Quý vị còn nhiều băn khoăn khác cần tháo gỡ khi thành lập địa điểm kinh doanh để mở rộng kinh doanh. Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh, Quý độc giả vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *