Bao nhiêu phần trăm cổ phần thì được phủ quyết?

Việc có nhiều cổ đông sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức, quản lý, Bao nhiêu phần trăm cổ phần thì được phủ quyết?

Việc có nhiều cổ đông sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức, quản lý, Bao nhiêu phần trăm cổ phần thì được phủ quyết?

Bao nhiêu phần trăm cổ phần thì được phủ quyết?

Quyền phủ quyết được hiểu là quyền bác bỏ, quyền từ chối cho phép một nghị quyết của đa số được thực hiện hoặc thông qua. 

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phù hợp khi có nhiều người cùng tham gia góp vốn hay công ty muốn mở rộng quy mô, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa. Tuy nhiên, việc có nhiều cổ đông sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức, quản lý cũng như tìm được tiếng nói chung trong công việc bởi sẽ có những ý kiến trái chiều. Vậy các cổ đông trong công ty cổ phần cần có Bao nhiêu phần trăm cổ phần thì được phủ quyết?

Mục lục

    Quyền phủ quyết là gì?

    Quyền phủ quyết được hiểu là quyền bác bỏ, quyền từ chối cho phép một nghị quyết của đa số được thực hiện hoặc thông qua. 

    Trong công ty Cổ phần, quyền phủ quyết của cổ đông ở đây được hiểu là quyền mà các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu một tỉ lệ cổ phần nhất định trong công ty được quyền bác bỏ một nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông khi nghị quyết đó đã được đa số các cổ đông còn lại chấp thuận thông qua. 

    Tầm quan trọng của quyền phủ quyết

    Vì có mô hình sở hữu tập thể, nhiều người đồng sở hữu công ty nên mỗi cổ đông hoặc thành viên sẽ nắm giữ một tỷ lệ cổ phần hoặc phần vốn góp nhất định trong công ty.

    Bên cạnh đó, do đặc tính “đối vốn”, thông qua việc nắm giữ một tỷ lệ cổ phần hoặc phần vốn góp nhất định trong công ty mà các cổ đông hoặc thành viên sẽ thể hiện quyền sở hữu, quyền kiểm soát hoặc chi phối của mình đối công ty đó. 

    Do vậy, nếu cổ đông nào nắm giữ tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty càng nhiều thì các quyền lực này của cổ đông hoặc thành viên đó càng lớn.

    Trước tình hình đó, để hạn chế trường hợp các “Cổ Đông” có thể lợi dụng các quyền hạn của mình để tác động và gây những ảnh hưởng không tốt đến công ty nói chung và các “Cổ Đông” nói riêng nên pháp luật đã có những quy định và đặt ra những tỷ lệ sở hữu cổ phần/phần vốn góp nhất định để các, những sở hữu tỷ lệ đó, có thể bảo vệ quyền lợi của mình. 

    Hệ quả của việc này là quyền phủ quyết của các Cổ Đông ra đời và được áp dụng rộng rãi hiện nay.

    >>>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

    Bao nhiêu phần trăm cổ phần thì được phủ quyết?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác, mức tỷ lệ cụ thể để Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định trong Công ty Cổ phần là:

    + Từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành khi biểu quyết tại cuộc họp và thuộc các vấn đề quan trọng nêu tại Khoản 1 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020. 

    Cụ thể như: Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; quyết định thông qua dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác; Tổ chức lại, giải thể công ty; Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

    + Từ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành khi biểu quyết tại cuộc họp thuộc và các vấn đề thông thường nêu tại Khoản 2 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020.

    Đối chiếu với quy định nêu trên, khi một cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 36% vốn điều lệ (tổng số phiếu biểu quyết) thì sẽ quyền phủ quyết những vấn đề, nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông thuộc Khoản 1 Điều 148 Luật Doanh nghiệp nêu trên.

    Trên đây là nội dung bài viết Bao nhiêu phần trăm cổ phần thì được phủ quyết? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *