Tại sao giấy đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hiểu là một dạng văn bản pháp quy. Vậy tại sao giấy đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hiểu là một dạng văn bản pháp quy. Vậy tại sao giấy đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề?

Tại sao giấy đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Hiện nay, thông tin về ngành nghề đăng ký kinh doanh không còn được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà được thể hiện trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn. Vậy Tại sao giấy đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề?

Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể vấn đề này và các nội dung liên quan nhằm giúp quý khách hàng nắm rõ thông qua bài viết sau đây.

Mục lục

    Giấy đăng ký kinh doanh là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 15 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.”

    Như vậy căn cứ vào quy định trên có thể hiểu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai trò như “giấy khai sinh” – ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu, là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.

    Nội dung Giấy đăng ký kinh doanh gồm những gì?

    Trước khi trả lời được câu hỏi Tại sao giấy đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề? thì cần nắm được nội dung của giấy đăng ký kinh doanh.

    Giấy đăng ký kinh doanh gồm các nội dung chính sau đây:

    – Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

    – Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

    – Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

    – Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy tờ rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, là giấy tờ pháp lý xác định tư cách của doanh nghiệp.

    Khi thực hiện hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, nếu không nghiệp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng nghĩa doanh nghiệp đó không có tư cách pháp lý, vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.

    Tại sao giấy đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề?

    Trước đây, khi doanh nghiệp đăng ký thành lập sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ thể hiện thông tin về các ngành nghề đăng ký kinh doanh. Nhưng theo luật doanh nghiệp mới thì các ngành nghề đăng ký kinh doanh lại không được in trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Mặc dù giấy chứng nhận mới không ghi ngành nghề, tuy nhiên theo quy định của pháp luật doanh nghiệp vẫn phải kê khai, đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh và thông tin về ngành nghề của doanh nghiệp được lưu trữ trên hệ thống cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp.

    Vậy tại sao quy định mới không ghi ngành nghề trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng tôi có thể đưa ra một số lý do như sau:

    Thứ nhất: Vì lý do doanh nghiệp không bị giới hạn số ngành nghề đăng ký cũng như việc đăng ký nhiều ngành nghề không có ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp do đó nhiều doanh nghiệp đăng ký rất nhiều ngành nghề, có thể lên đến hàng trăm ngành nghề khác nhau vì vậy khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ghi ngành nghề sẽ rất dài dòng, rất bất tiện khi lưu trữ hồ sơ, y sao bản chính, công việc in ấn của cơ quan nhà nước…

    Hiện nay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề làm cho giấy gọn hơn, tiện lợi hơn cho doanh nghiệp khi có nhu cầu sao y, công chứng hoặc cất giữ.

    Thứ hai: Giấy đăng ký kinh doanh mới không ghi ngành nghề thì khi doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh sẽ không phải thay đổi giấy chứng nhận Doanh nghiệp như trước đây.

    Doanh nghiệp muốn bổ sung thêm ngành, nghề chỉ cần làm thông báo gửi lên Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở chỉ cần cập nhật ngành, nghề cần bổ sung trên công thông tin điện tử quốc gia và cấp Giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hiện đã đăng ký.

    Vì sao bỏ ngành nghề kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh nhưng vẫn phải kê khai?

    Tại sao đăng ký kinh doanh mới không ghi ngành nghề nhưng khi thành lập công ty vẫn phải kê khai ngành nghề kinh doanh mà không bỏ luôn ghi ngành, nghề trên hồ sơ đăng ký là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, vì vậy chúng tôi xin giải đáp nhằm giúp khách nắm rõ.

    Việc kê khai các ngành nghề trong hồ sơ đăng ký kinh doanh vẫn phải được thực hiện là lý do như sau:

    Do ngành, nghề kinh doanh thực tế rất nhiều mà luật không theo kịp điều chỉnh, nếu có ngành, nghề kinh doanh mà luật chưa quy định, khi công ty kinh doanh ngành, nghề đó rất có thể có tác động xấu đến đất nước. Vì vậy việc đăng ký ngành nghề kinh doanh tạo nên sự thuận tiện cho doanh cho việc quản lý nhà nước.

    Thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh

    Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thay đổi ngành, nghề kinh doanh

    – Kiểm tra ngành nghề kinh doanh của công ty hiện có trên hệ thống đăng ký kinh doanh

    – Xác định ngành, nghề cần thêm, bổ sung và phân mã ngành theo quy quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg hướng dẫn tra và ghi mã ngành kinh doanh

    Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh

    Hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh bao gồm:

    – Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

    – Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);

    – Quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty;

    – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

    – Giấy ủy quyền (nếu có)

    Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Bước 4: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

    – Trong vòng 03 ngày làm việc phòng đăng ký kinh doanh sẽ chấp thuận hồ sơ hoặc ra thông báo sửa đổi đối với hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

    – Trường hợp hồ sơ được chấp thuận thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận cho doanh nghiệp và đăng tải nội dung thay đổi lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    – Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung doanh nghiệp tiến hành sửa đổi và nộp lại hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

    Những lưu ý khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

    Khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

    – Cần nắm được ngành nghề được thay đổi bổ sung có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không và điều kiện kinh doanh như thế nào.

    – Thực hiện mã hóa ngành nghề kinh doanh muốn thay đổi bổ sung đó về ngành nghề kinh doanh cấp 4 quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

    – Đối với những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, khi thay đổi bổ sung ngành nghề doanh nghiệp cần điểu chỉnh vốn để đáp ứng điều kiện về vốn.

    – Đối với việc thay đổi bổ sung thêm ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện, cần phải xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải xin giấy phép trước khi hoạt động kinh doanh.

    – Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề: Doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề (nếu không là thành viên công ty nộp kèm Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm chức danh tương ứng).

    Thay đổi ngành nghề kinh doanh có phải công bố trên cổng thông tin quốc gia không?

    Theo quy của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Trên đây là những tư vấn của Luật Hoàng Phi về Tại sao giấy đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề? Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp quý khách nắm rõ nội dung này. Nếu có nhu cầu làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *