Có tất cả bao nhiêu ngành nghề kinh doanh?
Có tất cả bao nhiêu ngành nghề kinh doanh? Đây là thắc mắc sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này.
Có tất cả bao nhiêu ngành nghề kinh doanh?
Ngành nghề kinh doanh là những ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động trên thực tế hoặc có thể doanh nghiệp đăng ký nhưng chưa hoạt động. Những ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký được lấy từ bảng ngành nghề trong quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh là một nội dung quan trọng của doanh nghiệp và phải đăng ký với cơ quan nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Vậy hiện nay Có tất cả bao nhiêu ngành nghề kinh doanh?
Trong nội dung bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi sẽ giúp quý độc giả có câu trả lời chi tiết hơn về vấn đề này.
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là một nội dung quan trọng của doanh nghiệp và phải đăng ký với cơ quan nhà nước. Ngành nghề kinh doanh là những ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động trên thực tế hoặc có thể doanh nghiệp đăng ký nhưng chưa hoạt động.
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực doanh nghiệp được phép thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất tiêu thị sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Những ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký được lấy từ bảng ngành nghề trong quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Như vậy có thể thấy rằng ngành nghề kinh doanh là một nội dung quan trọng đối với doanh nghiệp và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có tất cả bao nhiêu ngành nghề kinh doanh?
Hiện nay căn cứ theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có rất nhiều ngành nghề kinh doanh, được phân theo từng lĩnh vực khác nhau, bao gồm mã ngành nghề cấp 4 và mã ngành cấp 5. Đối với doanh nghiệp khi đăng ký phải kê khai theo mã ngành cấp 4, đối với một số ngành nghề cần chi tiết doanh nghiệp có thể ghi chi tiết theo mã ngành cấp 5.
Để tiện theo dõi và đăng ký những ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hoạt động của mình, quý khách có thể tra cứu bảng ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Hướng dẫn cách tra cứu mã ngành kinh doanh
Như đã nêu ở phần trên, bảng hệ thống ngành nghề có đến hàng trăm ngành nghề kinh doanh, do đó việc tra cứu và đăng ký những ngành nghề kinh doanh phù hợp là khá phức tạp, do đó chúng tôi sẽ hướng dẫn giúp quý khách có thể dễ dàng hơn khi tra cứu ngành nghề. Chúng ta có thể tra cứu theo các cách như sau:
– Tra cứu theo nội dung của từng danh mục ngành, nghề.
Doanh nghiệp lưu ý, ngành cấp 1 là những nhóm ngành kinh tế lớn, ngành cấp 2, 3, 4 quy định ngành, nghề chi tiết hơn ngành, nghề cấp 1
Ví dụ:
– Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: cấp 1
– Trồng cây hàng năm: Cấp 2
– Trồng lúa: Cấp 3
Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của tổ chức, việc tra cứu ngành, nghề có thể được thực hiện từ tra cứu theo thứ tự từ ngành, nghề rộng (cấp 1) đến từng ngành, nghề nhỏ (cấp 2, 3, 4). Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ lựa chọn ngành, nghề cấp 4 để ghi vào Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Tra cứu theo từ khoá
+ Tổ chức đăng ký kinh doanh có thể tra cứu trực tiếp mã ngành, nghề cấp 4 bằng cách tra cứu theo từ khoá liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của tổ chức đó tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Ví dụ:
Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, quý khách có thể thực hiện bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + F, rồi gõ từ khoá cần tìm kiếm. Ví dụ quý khách hoạt động về xây dựng, nhấn từ khóa xây dựng và lựa chọn những mã ngành cấp 4 phù hợp mà quý khách muốn đăng ký.
Lưu ý: Ghi bổ sung ngành nghề kinh doanh, với các ngành nghề có Luật chuyên ngành điều chỉnh (việt nam sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành khi có cùng lúc nhiều quy định tương tự nhau với 1 vấn đề), doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 quy định về các nội dung của điều kiện đầu tư kinh doanh bao gồm:
– Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
– Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
– Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
– Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
– Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
– Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
Theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 quy định về các hình thức đầu tư kinh doanh bao gồm:
– Giấy phép;
– Giấy chứng nhận;
– Chứng chỉ;
– Văn bản xác nhận, chấp thuận;
– Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được bổ sung theo Luật đầu tư 2020
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được bổ sung theo Luật đầu tư 2020 bao gồm:
– Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải;
– Kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt);
– Kinh doanh dịch vụ kiến trúc;
– Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
– Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền;
– Kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu;
– Kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử;
– Kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu;
– Kiểm định chất lượng giáo dục;
– Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
– Kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản;
– Đăng kiểm tàu cá;
– Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá;
– Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo, trưng bày, cất giữ mẫu vật của các loài thực vật, động vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
– Kinh doanh chăn nuôi trang trại;
– Kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm;
– Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
– Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim.
Điều kiện để kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Để kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện về giấy phép kinh doanh
– Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực.
– Giấy phép kinh doanh còn được sử dụng như một hình thức hạn chế kinh doanh đối với những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. .
– Các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định nhiều loại Giấy phép là: Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Thông tin và Truyền thông.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
– Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện kinh doanh theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
– Những loại giấy chứng nhận phổ biến hiện nay như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự…
Điều kiện về chứng chỉ hành nghề
– Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.
– Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau được quy định trong pháp luật chuyên ngành mà yêu cầu số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề và vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp sẽ khác nhau.
Một số điều kiện khác
Ngoài ra còn có một số điều kiện khác như:
– Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc;
– Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định.
Trên đây là những tư vấn của Luật Hoàng Phi về Có tất cả bao nhiêu ngành nghề kinh doanh? Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp quý khách nắm rõ nội dung này. Nếu có nhu cầu làm tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.
>>>>>> Tham khảo: Thủ tục Thay đổi đăng ký kinh doanh
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc