Giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án
Giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án
Khái niệm giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án
Giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Ở các nước khác nhau, có sự khác nhau trong việc xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại tại Tòa án. Một số nước (Mỹ, Nhật, Hà Lan…) trao thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp, trong đó có các tranh chấp trong thương mại cho Tòa án thường (tòa dân sự). Một số nước khác lại trao thẩm quyền xét xử các tranh chấp thương mại cho Tòa án thương mại – Tòa án chuyên trách trong cơ quan tư pháp (Đức, Pháp, Áo, Bỉ…). Các tòa án thương mại chỉ xét xử sơ thẩm, nếu có kháng án sẽ được đưa ra xét xử tại tòa thượng thẩm dân sự.
Đặc điểm giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án
Giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án có một số đặc điểm sau :
– Giải quyết tranh chấp trong thương mại tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở đơn khởi kiện của một bên tranh chấp yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Thẩm quyền của Tòa án về giải quyết tranh chấp trong thương mại được pháp luật quy định phân theo cấp tòa xét xử, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
– Tòa án là cơ quan tài phán nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp. Vì vậy, phán quyết của Tòa án (bản án hay quyết định) có giá trị bắt buộc thi hành dựa vào sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
– Giải quyết tranh chấp tại Tòa án phải tuân thủ triệt để trình tự, thủ tục tố tụng theo luật định. Thủ tục tố tụng được áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp trong thương mại dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng dân sự. Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án theo nguyên tắc 2 cấp xét xử, trong một số trường hợp, bản án, quyết định giải quyết tranh chấp có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi có các căn cứ.
– Giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án được xét xử theo nguyên tắc công khai trừ một số trường hợp theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa xử kín nhưng tuyên án công khai.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại tòa án
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án sẽ được phân tích cụ thể tại chương 18 cuốn sách này. Tuy nhiên, để người đọc có góc nhìn khái quát, thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm gồm: khởi kiện và thụ lý vụ án; hòa giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thẩm
– Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm.
– Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án gồm: thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.
– Thi hành bản án.
Ưu, nhược điểm của giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án
Thứ nhất: Ưu điểm:
Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ và hiệu lực của phán quyết có tính khả thi cao hơn so với tất cả các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại khác. Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc có trình độ chuyên môn, am hiểu và áp dụng pháp luật tốt. Các toà án, đại diện cho chủ quyền, quốc gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến toà.
Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra phí hành chính hợp lý, dựa theo giá trị vụ tranh chấp. Tuy nhiên, khi sử dụng Tòa án, các bên chủ yếu tốn chi phí thù lao của luật sư.
Thứ hai: Nhược điểm
Phán quyết của Toà án có thể bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài. Là Không phải tất cả các thẩm phán đều có chuyên môn sâu về kinh doanh. Hơn nữa, hội thẩm nhân dân cũng có thể hoàn toàn không có hiểu biết về kinh doanh.
Nguyên tắc xét xử công khai tại Toà án không được giới doanh nghiệp nhìn nhận là một nguyên tắc có thể bảo vệ được bí mật kinh doanh và uy tín trên thương trường.
Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì phán quyết của toà án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của toà án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt. Ngoài ra, mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn buộc phải sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên tranh chấp.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc