Các hình thức trọng tài thương mại ở Việt Nam là gì?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề: Các hình thức trọng tài thương mại ở Việt Nam là gì?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề: Các hình thức trọng tài thương mại ở Việt Nam là gì?

Các hình thức trọng tài thương mại ở Việt Nam là gì?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề: Các hình thức trọng tài thương mại ở Việt Nam là gì?

Trọng tài thương mại ở các nước cũng như ở Việt Nam tồn tại dưới hai hình thức: trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực

Mục lục

    Trọng tài vụ việc (hay trọng tài không thường xuyên, trọng tài Ad-hoc) 

    TH Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất, được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới 

    Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau: 

    Thứ nhất: Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi tranh chấp đó đã được giải quyết.

    Tính chất “vụ việc” hay “lâm thời” của hình thức trọng tài này thể hiện ở chỗ, trọng tài chỉ được thành lập nếu giữa các bên đã phát sinh tranh chấp và cả hai bên đều mong muốn giải quyết tranh chấp đó bằng trọng tài vụ việc. Hình thức trọng tài này chỉ tồn tại và hoạt động trong thời gian giải quyết tranh chấp giữa các bên, sau khi giải quyết xong vụ tranh chấp, trọng tài sẽ tự chấm dứt hoạt động của mình. 

    Thứ hai: Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên riêng. 

    Ở hình thức trọng tài này, các trọng tài viên đều hoạt động kiểm nhiệm. Thông thường, các trọng tài viên được lựa chọn từ hai giới: hoặc là các thương gia có am hiểu luật pháp, hoặc là các luật sư làm việc tại các công ty. Có nghĩa là, họ vừa hiểu biết về luật pháp, vừa hiểu biết về hoạt động kinh doanh và bình thường vẫn đảm nhiệm công việc của mình. Khi được lựa chọn là trọng tài viên trọng tài vụ việc, họ sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên. Trọng tài viên trọng tài vụ việc cũng có thể là trọng tài viên của một trung tâm trọng tài nhất định được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Vì thế, trọng tài vụ việc không có trụ sở, không có bộ máy và cũng không có danh sách trọng tài viên cố định; mà khi phát sinh tranh chấp, các bên tranh chấp sẽ tự lựa chọn và trao thẩm quyền xét xử cho những người đủ tiêu chuẩn trọng tài viên mà họ tin tưởng. 

    Thứ ba: Trọng tài vụ việc không có Điều lệ hoạt động và quy tắc tố tụng riêng mà xét xử căn cứ vào các quy định pháp luật tố tụng 

    – Trọng tài vụ việc tồn tại chỉ có tính chất lâm thời, thành lập khi phát sinh tranh chấp và chấm dứt khi tranh chấp đã được giải quyết. Vì thế, trọng tài vụ việc không có Điều lệ hoạt động và quy tắc tố tụng riêng. Khi xét xử, trọng tài viên trọng tài vụ việc có thể căn cứ vào quy tắc tố tụng của một trung tâm trọng tài nào đó; hoặc căn cứ vào các quy định pháp luật về tố tụng trọng tài. Nếu căn cứ vào quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài, thường đó là quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài uy tín ở trong nước hoặc trên thế giới. 

    Ở Việt Nam, hình thức trọng tài vụ việc được chính thức ghi nhận tại Pháp lệnh trọng tài thương mại (2003), được kế thừa tại Luật Trọng tài thương mại (2010) với những quy định cụ thể và chi tiết hơn. Trọng tài vụ việc có nhiều ưu điểm so với trọng tài thường trực, cụ thể là: việc giải quyết nhanh chấp nhanh gọn, linh hoạt hơn do không qua thủ tục phức tạp; ít tốn kém do không phải chi phí nhiều các chi phí hành chính; các trọng tài viên không bị hạn chế trong danh sách trọng tài viên của một trung tâm trọng tài nên sự lựa chọn tối ưu hơn; quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp cũng có thể lựa chọn quy tắc thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp cho các bên mà không bị áp dụng cứng nhắc như trọng tài thường trực.

    Trọng tài thường trực (hay trọng tài thường xuyên, trọng tài quy chế) 

    Ở các nước trên thế giới, về hình thức, trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới những hình thức đa dạng như: các trung tâm trọng tài Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Australia, Trung tâm trọng tài quốc tế Hong Kong…); các hiệp hội trọng tài (Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ, Hiệp hội trọng tài Nhật Bản…) hay các viện trọng tài (Viện trọng tài Stockhom Thuỵ Điển…); nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài’. 

    Về bản chất, trọng tài ở hầu hết các nước trên thế giới đều tồn tại dưới hình thức trọng tài phi Chính phủ, không nằm trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ như: ở Trung Quốc, các Uỷ ban trọng tài hợp đồng kinh tế là những cơ quan nhà nước thuộc Cục quản lý hành chính công thương các cấp; Thái Lan thành lập Viện trọng tài thuộc Bộ Tư pháp, có quy tắc tố tụng riêng nhằm hỗ trợ, phát triển các hoạt động hoà giải và trọng tài 

    Về mô hình: tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi nước mà mô hình tổ chức của trọng tài thường trực có khác nhau. Song trên thế giới hiện nay, trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới hai mô hình sau: ” – Trung tâm trọng tài nằm bên cạnh một cơ quan hay một tổ chức khác, ví dụ: Việt Nam có Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nằm bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Thuỵ Điển có Viện Trọng tài Stockholm nằm trong Phòng Thương mại Stockholm; Thái Lan có Uỷ ban trọng tài thương mại trực thuộc Phòng Thương mại Thái Lan… 

    – Trung tâm trọng tài độc lập, được tổ chức dưới dạng công ty hoặc hiệp hội có đăng ký, ví dụ: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore, Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Australia… Nếu tổ chức dưới dạng công ty thì phần lớn theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn phi lợi nhuận. 

    Ở Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới hình thức phi Chính phủ, được thành lập dưới hình thức trung tâm trọng tài. Trọng tài thường trực là những trung tâm trọng tài có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo Điều lệ riêng, được thành lập để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. 

    Trọng tài thường trực có một số đặc điểm sau đây: 

    Một là: Các trung tâm trọng tài đều là những tổ chức phi Chính phủ, thành lập theo sáng kiến và sự tự nguyện tham gia của các trọng tài viên, hoạt động theo nguyên tắc tự hạch toán thu chi, lợi nhuận không phải là mục tiêu chính, Trung tâm trọng khác khác cơ bản với Toà án, vì Toà án do Nhà nước lập nên, hoạt động bởi ngân sách nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để xét xử các tranh chấp được các đương sự yêu cầu. 

    Hai là: Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của trung tâm trọng tài rất gọn nhẹ. Mỗi trung tâm chỉ có một Chủ tịch, một vài Phó Chủ tịch và Ban thư ký thường trực; còn hoạt động xét xử được tiến hành bởi đội ngũ các trọng tài viên. Vì là tổ chức phi Chính phủ, hạch toán kinh tế độc lập nên chi phí duy trì các hoạt động hành chính của trung tâm trọng tài phải giảm đến mức tối thiểu để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của trọng tài. 

    Ba là: Các trung tâm trọng tài đều có danh sách trọng tài viên của trung tâm. Danh sách này bao gồm các trọng tài viên đăng ký hành nghề tự do, các luật gia và đại diện giới thương gia. Các trọng tài viên có thể hoạt động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Thông thường họ không được hưởng lương mà hưởng thù lao theo vụ việc khi được lựa chọn tham gia giải quyết tranh chấp. The 

    Bốn là: Hoạt động tố tụng tại mỗi trung tâm trọng tài được tiến hành theo bản Quy tắc tố tụng do trung tâm đó xây dựng, quy định trình tự các bước giải quyết một vụ tranh chấp tại trung tâm. Quy tắc tố tụng do mỗi trung tâm trọng tài xây dựng phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Đây cũng là điểm khác biệt giữa trung tâm trọng tài và Toà án, vì tất cả các Toà án khi xét xử đều căn cứ vào pháp luật tố tụng chứ không được xây dựng quy tắc xét xử cho riêng mình. 

    Năm là: Các trung tâm trọng tài với tính chất là những tổ chức phi Chính phủ nhưng không có nghĩa là “phi Nhà nước” mà trên nhiều lĩnh vực hoạt động, chúng luôn cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như không thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước. Sự hỗ trợ căn bản nhất của Nhà nước là nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các trung tâm trọng tài hoạt động, đồng thời công nhận và đảm bảo thực thị các phán quyết trọng tài. 

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *