Công ty chưa trả tiền mà giải thể thì phải làm thế nào?
Công ty chưa trả tiền mà giải thể thì phải làm thế nào? Trong nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn.
Công ty chưa trả tiền mà giải thể thì phải làm thế nào?
Công ty bên tôi làm cung cấp dịch vụ gửi giữ xe cho công ty A. Theo hợp đồng công ty A trả 80% hợp đồng trước, còn 20% sau khi nghiệm thu sẽ thanh toán sau. Tuy nhiên trong thời gian đó, công ty A đã tiến hành giải thể và lập công ty mới. Có cách nào đòi lại tiền hay không?
Câu hỏi:
Gửi Luật sư, bên em là Trung tâm thương mại, có hợp đồng với Công ty A cung cấp hệ thống giữ xe thông minh, đã lắp đặt hoàn tất và đưa vào sử dụng. Theo hợp đồng thì đã thanh toán 2 đợt bao gồm 80% số tiền trên hợp đồng, 20% còn lại sẽ thanh toán sau khi nghiệm thu hệ thống. Tuy nhiên, do hệ thống hoạt động không ổn định đã kéo dài thời gian nghiệm thu. Trong thời gian đó, Công ty A nói trên đã giải thể và thành lập 1 Công ty B khác để tiếp tục công việc cung cấp hệ thống giữ xe mà không có thông tin với bên em. Khi liên hệ yêu cầu làm biên bản nghiệm thu thì họ đã thông tin về việc này. Do đó, Trung tâm của em không thể nào kết toán với công ty A và họ không thể xuất hóa đơn tài chính cho hệ thống. Họ cũng cho không có hướng giải quyết cho vấn đề này. Cho em hỏi có cách nào đòi lại số tiền đó không?
Trả lời:
Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật Doanh nghiệp. Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:
Công ty chưa trả tiền mà giải thể thì phải làm thế nào?
Theo như bạn trình bày đó là công ty bạn đã cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống gửi xe cho công ty A. Tuy nhiên, công ty A mới thanh toán 80% số tiền trên hợp đồng dịch vụ, còn 20% chưa thanh toán. Mà trong thời gian chưa thanh toán đó, công ty A lại tiến hành giải thể, thành lập công ty mới mà không thông tin với bên bạn. Điều này công ty A đã sai so với quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp. Cụ thể giải thể doanh nghiệp là việc chủ thể doanh nghiêp tiến hành các thủ tục pháp lý về giải thể, nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp. Theo đó, việc giải thể cũng cần những điều kiện nhất định, được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp A giải thể có thể là do quyết định của chủ doanh nghiệp A. Nhưng muốn giải thể, công ty A này phải đảm bảo thanh toán hết khoản nợ và nghĩa vụ tài sản thì mới được giải thể vì việc giải thể đã chấm dứt tư cách của công ty, coi như công ty không còn tồn tại, không có tư cách pháp nhân.
Như vậy, việc công ty A giải thể mà không thông báo với công ty của bạn về khoản nợ 20% về dịch vụ gửi xe là trái quy định của pháp luật, hơn nữa, công ty A còn có nghĩa vụ đảm bảo rằng sẽ trả khoản nợ này thì mới được giải thể doanh nghiệp. Vì thế, theo quy định của pháp luật thì công ty A phải thực hiện trả đầy đủ khoản nợ này cho công ty bạn dù đã giải thể và thành lập công ty mới. Người quản lý của doanh nghiệp A có trách nhiệm trả khoản nợ này.
Công ty bạn cần thực hiên việc giải quyết tranh chấp này để được nhận lại tiền mà công ty A đã nợ. Theo quy định tại Luật Thương mại 2005 thì có những cách giải quyết như sau:
Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
Theo đó, đại diện hai công ty cần có thỏa thuận, thương lượng với nhau, nếu qua thương lượng, hòa giải mà công ty A không trả số tiền nợ cho công ty bạn thì công ty bạn cần khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu công ty A tiến hành trả tiền, thời hạn khiếu nại với tranh chấp này là 9 tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, hoặc khiếu kiện lên Tòa án với thời hiệu khởi kiện là 2 năm. Như vậy, hai bên cần thỏa thuận trước, công ty bạn cần chỉ rõ rằng công ty A không trả khoản nợ là đã vi phạm quy định của pháp luật hiện hành về giải thể. Nếu công ty A không trả tiền thì công ty bạn sẽ thực hiện các biện pháp mạnh hơn.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc