Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Tư Cách Pháp Nhân Không?
Chắc hẳn một số nhà đầu tư khi tiến hành thành lập công ty thường có thắc mắc doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?
Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Tư Cách Pháp Nhân Không?
Chắc hẳn một số nhà đầu tư khi tiến hành thành lập công ty thường có thắc mắc doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời!
Chắc hẳn một số nhà đầu tư khi tiến hành thành lập công ty thường có thắc mắc doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không?
Ngày nay, việc thành lập công ty để tiến hành đầu tư kinh doanh đang có sự phát triển nhanh chóng. Không chỉ là những nhà đầu tư trong nước mà cả những chủ thể nước ngoài cũng muốn thành lập công ty tại Việt Nam.
Việc tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp và tư cách pháp lí của từng loại hình này là nhu cầu thiết yếu khi chủ thể tiến hành đăng ký kinh doanh. Do nhận được thắc mắc từ nhiều khách hàng về vấn đề Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không, nên trong bài viết này Luật Hoàng Phi giải đáp vấn đề này đơn giản nhất.
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Trước khi tìm hiểu Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không? cần tìm hiểu xem doanh nghiệp tư nhân là gì. Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp được phép hoạt động tại Việt Nam.Một số loại hình doanh nghiệp khác như: Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn;…
Doanh nghiệp tư nhân được pháp luật quy định là loại doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, có cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm, nghĩa vụ bằng toàn bộ tài sản của mình với mọi hoạt động của doanh nghiệp của mình.
Thông thường, chủ thể thành lập doanh nghiệp tư nhân đăng ký loại hình này quan tâm đến hai ưu điểm chính:
– Chủ sở hữu được toàn quyền quyết định các hoạt động của doanh nghiệp mà không cần thông qua một chủ thể nào.
– Vấn đề trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu sẽ tạo niềm tin cho đối tác khi tham gia giao kết.
Tư cách pháp nhân là gì?
Tư cách pháp nhân là tư cách của tổ chức được nhà nước trao cho để thực hiện một số quyền và nghĩa vụ một cách độc lập nhất định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều kiện được công nhận là pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
+ Pháp nhân phải có cơ quan điều hành.
Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
+ Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?
Để trả lời Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?, trước tiên cần hiểu rõ tư cách pháp nhân là gì. như đã giải thích ở trên.
Pháp nhân là thuật ngữ được nêu ra dùng để phân biệt tư cách pháp lí của chủ thể là tổ chức với cá nhân khi tham gia quan hệ pháp luật. Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân được quy định gồm:
– Tổ chức này được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Thể hiện ở cấu trúc nội tại bên trong của tổ chức bao gồm các ban lãnh đạo; bộ phận chuyên môn của tổ chức, đảm bảo khả năng thực tế khi hoạt động và đảm bảo tính nhất quán trong khâu vận hành.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó. Tài sản của tổ chức yêu cầu bao gồm:
+ Vốn góp của chủ sở hữu;
+ Vốn góp của sáng lập viên;
+ Vốn góp thành viên tổ chức;
+ Tài sản khác mà tổ chức được xác lập quyền sở hữu.
– Nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo định nghĩa và phân tích ta có thể giải đáp được thắc Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?. Doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu trên nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?
Để hiểu rõ hơn tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chúng ta cần phân tích rõ hơn các điều kiện của tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp tư nhân chưa thể đáp ứng
Xét về điều kiện doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp tư nhân được thành lập hợp pháp theo đúng quy định tại Luật doanh nghiệp. Đáp ứng đầy đủ hồ sơ, giấy tờ đăng ký, tiến hành thủ tục đúng quy định.
Xét về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân. Ta thấy được quy định tại điều 185 của Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp là người trực tiếp hoặc thuê người quản lí điều hành hoạt động doanh nghiệp. Chính vì thế điều kiện đảm bảo cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp cũng đáp ứng được
Xét về tính độc lập về tài sản. Đây là điều kiện mà doanh nghiệp tư nhân chưa đáp ứng được. Bởi những lí do cụ thể sau:
– Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân được hình thành dựa trên đăng ký của chủ sở hữu. Tài sản sử dụng vào mục đích kinh doanh của chủ doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp;
– Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, trong điều kiện này ta thấy tài sản của chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch rõ ràng, thiếu tính độc lập riêng biệt. Tài sản của doanh nghiệp có thể được chủ sở hữu điều chỉnh để sử dụng như tài sản cá nhân.
Trách nhiệm, nghĩa vụ về tài sản thì chủ sở hữu cũng chịu toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp và đảm bảo bằng phần tài sản của mình, chứ không chỉ là tài sản của doanh nghiệp.
Xét về kiều kiện nhân danh chính mình tham gia các hoạt động pháp luật một cách độc lập. Trong quan hệ tố tụng, doanh nghiệp tư nhân không được phép nhân danh chính công ty khi tham gia với các tư cách nguyên đơn, bị đơn,… mà tất cả các tư cách này được chủ sở hữu đảm nhận.
Tóm lại, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không đáp ứng được hai điều kiện:
– Tài sản doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với tài sản của chủ sở hữu trong mọi hoạt động.
– Trong quan hệ tố tụng doanh nghiệp tư nhân không thể độc lập nhân danh chính doanh nghiệp mình để tham gia.
Hi vọng những chia sẻ trên phần nào Quý vị có thể trả lời được câu hỏi Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?. Đồng thời, để có thể tư vấn lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp có tư cách pháp nhân thì Quý vị có thể liên hệ với Công ty Luật Hoàng Phi thông qua địa chỉ sau:
– Số điện thoại: 024.62852839– 028.73090.686 ;
– Hotline: 0961.589.688 – 0981.378.999;
– Email: [email protected].
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc