Hợp Tác Xã Có Tư Cách Pháp Nhân Không?

Để xác định hợp tác xã có tư cách pháp nhân không thì trước hết chúng ta cần phải hiểu doanh nghiệp là gì?

Để xác định hợp tác xã có tư cách pháp nhân không thì trước hết chúng ta cần phải hiểu doanh nghiệp là gì?

Hợp Tác Xã Có Tư Cách Pháp Nhân Không?

Để xác định hợp tác xã có tư cách pháp nhân không thì trước hết chúng ta cần phải hiểu doanh nghiệp là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé!

Hợp tác xã là một loại hình phổ biến, rộng rãi và được phát triển từ rất sớm được nhiều người biết đến như: hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã dệt may…

Nhắc đến hợp tác xã, không ai là không biết đến bởi loại hình kinh tế này là loại hình phát triển kinh tế chính sau khi Việt Nam giành được độc lập và tồn tại cho đến ngày nay. Thế nhưng không phải ai cũng biết về bản chất, mục đích của hợp tác xã sinh ra để làm gì và có tư cách pháp lý ra sao.

Vậy hợp tác xã là gì? Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không? Sẽ được Luật Hoàng Phi giải đáp trong nội dung sau đây.

Mục lục

    Hợp tác xã là gì?

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định: hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, có tư cách pháp nhân, được thành lập tự nguyện do ít nhất 07 người và hoạt động tương trợ lẫn nhau trong công việc (hoạt động sản xuất, tạo việc làm) trên cơ sở tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, dân chủ trong điều hành và quản lý hợp tác xã.

    Hợp tác xã có đặc điểm như sau:

    – Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ, có tính xã hội cao. Loai hình hợp tác xã tự chịu trách nhiệm nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ và các nguồn vốn khác của đơn vị. Hợp tác xã thực hiện các chức năng của hợp tác xã trên cơ sở các xã viên trợ giúp, tương trợ lẫn nhau, điều này chính là thể hiện cho tính xã hội của hợp tác xã.

    – Có số lượng thành viên không thấp hơn 07 người theo quy định tại Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012.

    – Cá nhân tham gia hợp tác xã sẽ vừa góp vốn và vừa góp sức. Việc góp vốn là nghĩa vụ bắt buộc của xã viên khi có nhu cầu tham gia hợp tác xã; góp sức không phải nghĩa vụ bắt buộc mà phụ thuộc vào phương thức hợp tác và khả năng của mỗi xã viên.

    – Tính sở hữu của hợp tác xã là sở hữu tập thể.

    – Những xã viên tham gia quản lý hợp tác xã dựa theo nguyên tắc bình đẳng, dân chủ.

    Hợp tác xã hoạt động dựa theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 7 Luật Hợp tác xã:

    – Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập, gia nhập, rời khỏi hợp tác xã khi được chấp thuận hoặc đáp ứng các điều kiện.

    – Hợp tác xã được kết nạp rộng rãi thành viên, không quy định số thành viên tối đa.

    – Xã viên có quyền bình đẳng như nhau không phụ thuộc vào lượng vốn góp. Việc phân phối thu nhập hay phân chia công việc sẽ theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

    – Hợp tác xã tự chịu trách nhiệm về hoạt động của đơn vị trước pháp luật.

    – Thành viên hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng dịch vụ và theo điều lệ hợp tác xã.

    – Hợp tác xã giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thêm cho các thành viên, quản lý và người lao động trong hợp tác xã. Tuyên truyền về bản chất và lợi ích của hợp tác xã đến các thành viên và những cá nhân ngoài hợp tác xã.

    – Hợp tác xã phát triển bền vững trong cùng đơn vị, hợp tác với nhau phát triển phong trào hợp tác xã trên địa phương và quy mô lớn hơn.

    Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không?

    Để xác định hợp tác xã có phải là một loại hình doanh nghiệp hay không thì trước hết chúng ta cần phải hiểu doanh nghiệp là gì?

    Theo Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, tài sản riêng, có trụ sở và được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và hoạt động nhằm mục đích kinh doanh.

    Cũng theo Điều 4, tại Khoản 16, kinh doanh được hiểu là việc thực hiện thường xuyên, liên tục các công việc thuộc quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩn hoặc cung ứng dịch vụ ra thị trường nhằm mục đích sinh lời.

    Như vậy, có thể thấy, các doanh nghiệp được thành lập ra để hoạt dộng kinh doanh và nhằm mục đích chính là sinh lời. Nhưng với những nội dung đã nêu phía trên về hoạt động của hợp tác xã, hợp tác xã hoạt động mang tính xã hội cao, trợ giúp nhau là chính và không đặt nặng vấn đề lợi nhuận.

    Vì thế, hợp tác xã không được xác định là một loại hình doanh nghiệp mà chỉ được ghi nhận là hoạt động như một doanh nghiệp. Điều này còn khẳng định hợp tác xã là một tổ chức kinh tế bình đẳng, dân chủ. Hợp tác xã không phải là doanh nghiệp, vậy hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?

    Mục đích thành lập hợp tác xã

    Theo quy định hiện hành được ghi nhận trong Luật hợp tác xã năm 2012, hợp tác xã được thành lập nhằm mục đích cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất cho các thành viên hợp tác xã hoặc tạo ra công ăn việc làm cho các xã viên giúp các xã viên cũng như những người quản lý hợp tác xã cùng nhau tiến bộ, có thu nhập và phát triển hợp tác xã.

    Vậy với mục đích hoạt động như vậy hợp tác xã có những ưu điểm và nhược điểm gì?

    – Ưu điểm của hợp tác xã:

    + Tính xã hội cao, thu hút được nhiều thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng lẻ.

    + Hợp tác xã hoạt động trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, không phân biệt theo số vốn góp nhiều hay ít.

    + Phạm vi trách nhiệm hữu hạn trong vốn góp của thành viên cũng giúp các xã viên yên tâm sản xuất hơn khi không lo lắng nhiều về rủi ro khi gia nhập hợp tác xã.

    – Nhược điểm của mô hình hợp tác xã:

    + Do cơ chế bình đẳng, không phụ thuộc lượng vốn góp nên hợp tác xã không thu hút được nhiều vốn góp từ thành viên tham gia.

    + Không giới hạn số thành viên nên thường số lượng xã viên rất đông, hợp tác xã thường gặp khó khăn trong vấn đề quản lý.

    + Khả năng huy động vốn không cao khi phụ thuộc vào vốn góp của thành viên và hỗ trợ của nhà nước.

    Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?

    Ngay ở phần khái niệm của hợp tác xã, pháp luật đã khẳng định hợp tác xã có tư cách pháp nhân. Cụ thể, hợp tác xã đáp ứng được các điều kiện để thành một pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự năm 2015 như:

    – Hợp tác xã được thành lập theo quy định của luật Dân sự và cụ thể hóa trong Luật Hợp tác xã năm 2012.

    – Hợp tác xã được thành lập dựa trên ý kiến sáng lập viên của hợp tác xã, được đăng ký theo quy định và có công bố công khai.

    – Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.

    Trên đây là các vấn đề cơ bản về hợp tác xã, Quý vị nếu còn những thắc mắc về hợp tác xã có tư cách pháp nhân không thì có thể liên hệ 19006557 để được giải đáp.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *