Chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị?

Luật Hoàng Phi gửi tới bạn đọc bài viết nhằm giải đáp các thắc mắc: Chức năng hội đồng quản trị như thế nào? Số lượng thành viên hội đồng quản trị?

Luật Hoàng Phi gửi tới bạn đọc bài viết nhằm giải đáp các thắc mắc: Chức năng hội đồng quản trị như thế nào? Số lượng thành viên hội đồng quản trị?

Chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị?

Hội đồng quản trị là một trong những cơ quan quản lý của công ty và chỉ xuất hiện, hoạt động trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần.

Trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày có lẽ chúng ta đã từng không ít lần nghe nhắc đến hoặc chính bản thân nói đến cụm từ “hội đồng quản trị”.

Mặc dù vậy, không phải tất cả chúng ta đều đã biết về khái niệm hội đồng quản trị, số lượng thành viên hội đồng quản trị theo quy định và chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị như thế nào?

Chính bởi lẽ đó, bài viết này sẽ dành phần lớn thời lượng để nói về những vấn đề nêu trên, giúp quý vị hiểu rõ hơn về cơ quan hội đồng quản trị của công ty.

Mục lục

    Hội đồng quản trị là gì?

    Hội đồng quản trị là một trong những cơ quan quản lý của công ty và chỉ xuất hiện, hoạt động trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần.

    – Hội đồng quản trị có thể nhân danh công ty cổ phần để toàn quyền đưa ra các quyết định và thực hiện những quyền cũng như nghĩa vụ của công ty cổ phần đó. Nhưng phải đảm bảo rằng, những quyền và nghĩa vụ trên không nằm trong phạm vi thuộc thẩm quyền thực hiện và giải quyết của Đại hội đồng cổ đông.

    – Trong hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần thì theo thứ tự từ trên xuống dưới: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quản lý có vai trò quyết định các vấn đề của công ty cổ phần ở vị trí cao nhất; tiếp đó ở vị trí thứ hai mới chính là Hội đồng quản trị.

    Số lượng thành viên hội đồng quản trị?

    – Thành viên của hội đồng quản trị được giới hạn số lượng trong khoảng là không dưới 03 thành viên và không trên 11 thành viên.

    – Một nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị thông thường kéo dài trong vòng 5 năm

    Và mỗi thành viên Hội đồng quản trị cũng có nhiệm kỳ trong thời hạn không quá 05 năm.

    Bên cạnh đó, các thành viên của Hội đồng quản trị cũ vẫn có thể được bầu lại trong nhiều nhiệm kỳ mới khác nhau, không bị giới hạn về số nhiệm kỳ tham gia của các thành viên Hội đồng quản trị.

    – Thành viên trong Hội đồng quản trị thì không bắt buộc phải là cổ đông của công ty cổ phần đó.

    – Trong thời hạn của 1 nhiệm kỳ mà có thành viên bị bãi nhiệm, miễn nhiệm thì sẽ tiến hành bầu ra thành viên mới để thay thế và bổ sung.

    Nhiệm kỳ trong ban Hội đồng quản trị của thành viên mới này không phải là 5 năm như những thành viên Hội đồng quản trị khác mà là thời gian còn lại trong nhiệm kỳ Hội đồng quản trị đó.

    Chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị như thế nào?

    Chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 cụ thể như sau:

    a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

    b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

    c) Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

    d) Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

    đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật Doanh nghiệp;

    e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;

    g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

    h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Doanh nghiệp

    i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;

    k) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

    l) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

    m) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;

    n) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

    o) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

    p) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;

    q) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

    Bài viết trên đây là tổng hợp những nội dung có liên quan đến vấn đề khái niệm hội đồng quản trị là gì? Số lượng thành viên hội đồng quản trị là bao nhiêu? và chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị như thế nào?

    Mọi ý kiến thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ thêm các vấn đề có liên quan khác bạn vui lòng liên hệ đầu số Hotline 0981 378 999 của công ty Luật Hoàng Phi để được giải đáp và tư vấn cụ thể, trực tiếp. Trân trọng!

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *