Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định mới nhất

Thế nào là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ? Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật như thế nào? cùng tìm hiểu qua bài viết

Thế nào là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ? Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật như thế nào? cùng tìm hiểu qua bài viết

Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định mới nhất

Doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ hiện nay chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ lại giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế và đem lại nguồn lợi nhuận khổ lồ cho đất nước.

Do đó doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ giành được mối quan tâm lớn của của nhiều cá nhân, tổ chức, đồng thời cũng có nhiều những chính sách, ưu đãi hỗ trợ từ Nhà nước đưa ra với mô hình doanh nghiệp này.

Việc lựa chọn kinh doanh trong quy mô loại doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ phù hợp với nguồn vốn, nguồn lao động và loại hình kinh doanh, để đạt được thành tựu, doanh thu, tăng sức cạnh tranh, tồn tại trong thị trường đang cạnh tranh khốc liệt.

Để tìm hiểu rõ hơn về hai mô hình doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ, bạn đọc có thể tham khảo những chia sẻ của chúng tôi dưới đây.

>>> Tham khảo thêm: Thành lập Doanh nghiệp

Mục lục

    Doanh nghiệp nhỏ là gì?

    Doanh nghiệp nhỏ là một tổ chức kinh tế, có tài sản riêng, có tên riêng, thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự thủ tục theo quy định pháp luật, có quy mô về vốn, tài sản, lao động nhỏ.

    Doanh nghiệp nhỏ được phân chia thành nhiều nhóm doanh nghiệp đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

    Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp hoạt động với giới hạn quy mô như sau:

    – Về số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 lao động khi doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Không quá 50 lao động đối với doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

    Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp được hiểu là số lượng người lao động tham gia lao động trong doanh nghiệp được trả lương, được đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, chia cho số tháng trong năm, hoặc số tháng hoạt động của doanh nghiệp trong năm với trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới một năm.

    – Về tổng doanh thu một năm của doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng không quá 50 tỷ đồng,  hoặc tổng nguồn vốn hoạt động không lớn hơn 20 tỷ đồng. Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng đối với doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

    Nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ được hiểu là nguồn gốc để tạo nên tài sản của doanh nghiệp phát sinh từ việc tài sản đóng góp của chủ sở hữu doanh nghiệp và nguồn vốn vay mượn từ bên ngoài.

    Tổng doanh thu được xác định thông qua Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền năm trước đó.

    Nếu như doanh nghiệp nhỏ có hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành nghề lĩnh vực xác định ngành nghề hoạt động chính thông qua doanh thu và số lao động của doanh nghiệp.

    Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

    Doanh nghiệp siêu nhỏ là mô hình doanh nghiệp thuộc mô hình doanh nghiệp nhỏ, tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản pháp luật khác có liên quan có quy định cách xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nội dung này được hiểu như sau:

    – Về số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,lĩnh vực công nghiệp xây dựng và lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

    – Về tổng doanh thu một năm, hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp xây dựng không vượt quá 3 tỷ đồng.

    Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, yêu cầu có tổng doanh thu một năm không vượt quá 10 tỷ đồng, hoặc nguồn vốn không vượt quá 3 tỷ đồng.

    Ví dụ về doanh nghiệp nhỏ

    Doanh nghiệp nhỏ được thể hiện thông qua tiêu chí về số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm, tổng doanh thu một năm, nguồn vốn của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn cũng như xác định chính xác về mô hình doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, bạn đọc có thể tham khảo thông qua ví dụ dưới đây:

    – Doanh nghiệp X hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, có doanh thu bán hàng trong lĩnh vực nông nghiệp cụ thể là sản xuất lúa gạo đạt 18 tỷ đồng được thể hiện trong Báo cáo tài chính của năm trước liền kề nộp cho cơ quan quản lý về thuế. Có số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp là 156 lao động.

    Phù hợp với tiêu chí doanh thu dưới 100 tỷ đồng và dưới 200 lao động với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được xác định là doanh nghiệp nhỏ.

    – Doanh nghiệp Y hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, có doanh thu ghi trong Báo cáo tài chính năm trước liền kề là 2,8 tỷ đồng, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm là 9 lao động. Đạt đủ tiêu chí không quá 10 lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm, và doanh thu dưới 10 tỷ đồng, được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ.

    Phân biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ

    Để phân biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ chủ yếu thông qua tiêu chí về lao động, tổng doanh thu, nguồn vốn của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể.

    – Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng.

    Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ trên10 người đến 200 người. Có tổng doanh thu ghi trong Báo cáo tài chính từ 3 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, hoặc có nguồn vốn doanh nghiệp từ trên 3 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng.

    Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở xuống, có tổng doanh thu năm từ 3 tỷ đồng trở xuống, hoặc có nguồn vốn từ 3 tỷ đồng trở xuống.

    – Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

    Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ trên 10 người đến 50 người. Tổng doanh thu hằng năm từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng, hoặc có nguồn vốn từ trên 3 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng.

    Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm là từ 10 lao động trở xuống, tổng doanh thu hằng năm từ 10 tỷ đồng trở xuống, hoặc có nguồn vốn từ 3 tỷ đồng trở xuống.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *