Bán trà đá có phải đăng ký kinh doanh?

Khách hàng quan tâm đến Bán trà đá có phải đăng ký kinh doanh? vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Khách hàng quan tâm đến Bán trà đá có phải đăng ký kinh doanh? vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Bán trà đá có phải đăng ký kinh doanh?

Đối tượng tham gia kinh doanh một số ngành nghề có tính chất đặc biệt như: thu nhập thấp; bán rong; bán đồ vặt;… thì không phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ở những nơi tấp nập đông dân cư như thành thị, Khu công nghiệp, khu chế xuất, …nghề bán trà đá ven đường trở nên rất phổ biến. Cứ cách vài con ngõ lại thấy xuất hiện một hàng trà đá, quán trà đá là điểm dừng chân của rất nhiều tầng lớp từ sinh viên, người lao động, công nhân viên chức…

Vậy liệu bán trà đá có phải đăng ký kinh doanh không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm các thông tin hữu ích.

Mục lục

    Đăng ký kinh doanh là gì?

    Theo khoản 1 Điều 3 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký kinh doanh như sau:

    Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập; doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.

    Bán trà đá có phải đăng ký kinh doanh không?

    Tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có đề cập đến hộ kinh doanh cá thể và có thể hiểu hộ kinh doanh cá thế gồm các đặc điểm sau đây:

    – Do một hoặc nhiều cá nhân đăng ký thành lập. Nếu là nhiều cá nhân thì đây là các thành viên trong hộ gia đình.

    – Người thành lập hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể của mình.

    – Chủ hộ được xác định là người đăng ký hộ kinh doanh hoặc là người được các thành viên khác trong hộ gia đình uỷ quyền làm đại diện.

    Về quyền và nghĩa vụ thành lập hộ kinh doanh, khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau: Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên, cũng tại quy định này, không phải mọi trường hợp đều phải đăng ký kinh doanh. Các trường hợp dưới đây sẽ không phải đăng ký kinh doanh

    – Người chưa thành niên, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

    – Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính hoặc đang bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

    – Các trường hợp khác.

    Trong khi đó, theo quy định cũ tại Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh không được quy định cụ thể. Đồng thời, với các ngành nghề kinh doanh tại khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01 các ngành, nghề sau đây không phải đăng ký kinh doanh:

    – Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

    – Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh danh lưu động, thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Trong đó, mức thu nhập thấp sẽ do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định và áp dụng trên toàn tỉnh.

    Tuy nhiên, các trường hợp trên nếu kinh doanh các ngành, nghề đầu tư có điều kiện thì vẫn phải đăng ký kinh doanh.

    Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, Chính phủ quy định chi tiết 06 trường hợp không phải đăng ký kinh doanh là những cá nhân hoạt động thương mại, không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại gồm:

    – Buôn bán hàng rong, buôn bán dạo: Là hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định gồm cả việc nhận sách, báo, tạp chí, văn hóa phẩn của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này để bán rong;

    – Buôn bán vặt: Là việc mua bán những vật dụng nhỏ, lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

    – Bán quà vặt: Là hoạt động bán quà, bánh, đồ ăn, nước uống, hàng nước có hoặc không có địa điểm cố định;

    – Buôn chuyến: Là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

    – Thực hiện các dịch vụ: Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định…

    Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy Không phải ngành nghề nào phát sinh thu nhập cũng phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể pháp luật đã cho phép đối tượng tham gia kinh doanh một số ngành nghề có tính chất đặc biệt như: thu nhập thấp; bán rong; bán đồ vặt;… thì không phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Kết luận: Bán trà đá là loại hình kinh doanh thuộc trường hợp bán quà vặt và không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    Bán trà đá tại vỉa hè có vi phạm pháp luật?

    Mặc dù bán trà đá là loại hình kinh doanh không phải đăng ký với cơ quan Nhà nước nhưng không phải muốn bán ở chỗ nào cũng được. Theo đó, nếu kinh doanh trà đá trên vỉa hè, thậm chí dưới lòng đường lại là hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

    Tại Điều 8, các hành vi bị cấm nêu tại Luật Giao thông đường bộ 2008 có nói rõ:

    – Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép

    Theo đó Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (Điều 36 Luật Giao thông đường bộ). Do đó, rõ ràng việc bán trà đá ở vỉa hè là hành vi vi phạm pháp luật.

    Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt tiền khi bán trà đá trên lòng đường, vỉa hè trên các tuyến phố có quy định cấm bán hàng:

    + Điểm a khoản 1 Điều 12 xử lý hành vi vi phạm với hành vi Bán trà đá trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố cấm bán hàng mức phạt đối với cá nhân là 100.000 – 200.000, với tổ chức là 200.000 – 400.000.

    + Điểm c khoản 2 Điều 12 xử lý hành vi vi phạm với hành vi Bày, bán hàng hoá tại dải phân cách giữa của đường đôi hàng mức phạt đối với cá nhân là 300.000 – 400.000, với tổ chức là 600.000 – 800.000.

    + Điểm b khoản 5 Điều 12 xử lý hành vi vi phạm đối với hành vi Bày bán trà đá tại lòng dường đô thị, hè phố mức phạt đối với cá nhân là 2-3 triệu đồng, với tổ chức là 4-6 triệu đồng.

    Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc Khách hàng liên quan đến quy định Bán trà đá có phải đăng ký kinh doanh? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc nào khác vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *