Hợp tác xã có được mở chi nhánh không?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn trả lời câu hỏi: Hợp tác xã có được mở chi nhánh không?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn trả lời câu hỏi: Hợp tác xã có được mở chi nhánh không?

Hợp tác xã có được mở chi nhánh không?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn trả lời câu hỏi: Hợp tác xã có được mở chi nhánh không?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Vậy hợp tác xã có được mở chi nhánh không?

Mục lục

    Hợp tác xã có được mở chi nhánh không?

    Về vấn đề thành lập chi nhánh của hợp tác xã được quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:

    “Điều 16. Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

    1.Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.”

    Chi nhánh của hợp tác xã được đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt chi nhánh.

    Như vậy, pháp luật cho phép hợp tác xã được thành lập chi nhánh, việc đăng ký thành lập chi nhánh sẽ theo trình tự, hồ sơ theo quy định và nộp tại ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt chi nhánh.

    Chi nhánh là đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng, nhiệm vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    Nội dung thông báo thành lập chi nhánh hợp tác xã

    Khi thành lập chi nhánh hợp tác xã, hợp tác xã sẽ phải gửi thông báo tới cơ quan đăng ký thành lập hợp tác xã, nội dung thông báo phải có các thông tin sau đây:

    – Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

    – Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh dự định thành lập; tên phải kèm theo chữ “chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh, chữ “văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chữ “địa điểm kinh doanh” đối với đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh;

    – Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

    – Địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

    – Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh, địa điểm kinh doanh; nội dung hoạt động của văn phòng đại diện;

    – Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

    Hồ sơ thành lập chi nhánh hợp tác xã

    Khi có nhu cầu thành lập chi nhánh hợp tác xã, hợp tác xã phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu như sau:

    – Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;

    – Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

    – Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

    – Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

    – Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

    – Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

    Chi nhánh hợp tác xã có phải gắn tên của hợp tác xã không?

    Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 193/2016/NĐ-CP có quy định về tên của hợp tác xã như sau:

    “Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát hành.”

     Theo đó, khi thành lập chi nhánh, hợp tác xã phải gắn tên của mình tại chi nhánh đã được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung bài viết hợp tác xã có được mở chi nhánh không? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *