Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích về Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội, do đó, Quý vị đừng bỏ lỡ.
Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội
Lao động nữ khi mang thai được hưởng chế độ khám thai theo quy định tại điều 32, Luật bảo hiểm xã hội. Theo đó, Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.
Chế độ thai sản là một trong năm chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi mang thai, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, thai phụ phải thực hiện khám thai định kỳ. Do đó, chế độ bảo hiểm khi khám thai là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm. Nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội.
Cơ sở pháp lý
Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội tuân thủ các quy định tại Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp luật, cụ thể như sau:
– Luật bảo hiểm xã hội 2014;
– Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế;
– QĐ 166/QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình giải quyết các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN.
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Lao động nữ khi mang thai được hưởng chế độ khám thai theo quy định tại điều 32, Luật bảo hiểm xã hội. Theo đó, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Để được hưởng chế độ khám thai, lao động nữ mang thai cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh cho việc khám thai. Vậy, Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào? Mời theo dõi phần tiếp theo.
Hồ sơ hưởng chế độ khi khám thai
Điều 4, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN được ban hành kèm theo quyết định 166/QĐ-BHXH, Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chế lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai cần chuẩn bị hồ sơ gồm danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập và các loại giấy tờ sau đây:
– Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Mặt khác, trong suốt quá trình mang thai, khám thai định kỳ là vô cùng quan trọng. Việc khám thai được hiểu là trường hợp điều trị ngoại trú. Do đó, lao động nữ mang thai cần chuẩn bị mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội sau:
– Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập;
– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội
– Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập:
Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập nhằm cung cấp các thông tin cần thiết và danh sách đề nghỉ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó có chế độ thai sản. Bạn đọc vui lòng tham khảo mẫu 01B-HSB dưới đây:
– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu tại phụ lục 07 ban hành kèm theo thông tư 56/2017/BYT:
Liên số 1: ………….. Mẫu Số:………….. Số:…………/KCB Số seri: GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: …………………… ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:…………………………………. ; Giới tính: ……………………………………………………………. Đơn vị làm việc: ……………………………………………………. II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị …………………………………………………………………………….. Số ngày nghỉ: ………………………………………………………… (Từ ngày ………………..đến hết ngày……………) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) – Họ và tên cha: …………………………………………………….. – Họ và tên mẹ: ………………………………………………………
| Liên số 1: ………….. Mẫu Số:………….. Số:…………/KCB Số seri: GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: …………………… ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:…………………………………. ; Giới tính: ……………………………………………………………. Đơn vị làm việc: ……………………………………………………. II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị …………………………………………………………………………….. Số ngày nghỉ: ………………………………………………………… (Từ ngày ………………..đến hết ngày……………) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) – Họ và tên cha: …………………………………………………….. – Họ và tên mẹ: ………………………………………………………
|
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do bác sĩ, y sỹ trong các cơ sở y tế cấp cho người lao động nhằm xác nhận việc khám, chữa bệnh để hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.
Tải (download) Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội
Như vậy, ta thấy mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội không phải người lao động tự thực hiện mà do người sử dụng lao động và bác sĩ, y sĩ cấp. Tuy nhiên, để thuận tiện trong việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi, đảm bảo cho bản thân được hưởng đầy đủ các chế độ thai sản, người lao động nữ cần có các kiến thức cơ bản về hồ sơ hưởng chế độ khám thai.
Mất giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội xin cấp lại được không?
Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy từ quy định trên thấy được rằng cơ sở y tế khám, chữa bệnh đã cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội sẽ có trách nhiệm cấp lại loại giấy tờ này trong trường hợp như đã nêu ở trên. Do đó, nếu không may làm mất giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội, lao động nữ có thể quay lại nơi mà mình đã khám thai để xin cấp lại.
Trường hợp cấp lại giấy khám thai hưởng BHXH, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ đóng dấu “Cấp lại” trên giấy chứng nhận.
Chúng tôi mong rằng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc các kiến thức cầm thiết. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc