Mã ngành nghề kinh doanh thương mại là mã nào?

Công ty kinh doanh thương mại được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập. Mã ngành nghề kinh doanh thương mại là gì?

Công ty kinh doanh thương mại được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập. Mã ngành nghề kinh doanh thương mại là gì?

Mã ngành nghề kinh doanh thương mại là mã nào?

Công ty kinh doanh thương mại được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập. Mã ngành nghề kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh thương mại đang là một trong những ngành nghề “Hot” nhất hiện nay khi mà nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với kinh tế thế giới. Điều này thể hiện ở tỉ trọng cơ cấu các ngành kinh tế theo thứ tự là dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Vậy thành lập công ty kinh doanh thương mại như thế nào? Mã ngành nghề kinh doanh thương mại là mã nào?

Mục lục

    Quy định về ghi ngành, nghề kinh doanh

    Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

    Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

    Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

    Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

    Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

    Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    Mã ngành nghề kinh doanh là gì?

    Mã ngành nghề kinh doanh là kỹ tự được mã hóa thể hiện thông tin về ngành, nghề kinh doanh nhất định theo quy định pháp luật.

    Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg, danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:

    – Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;

    – Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;

    – Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;

    – Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;

    – Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

    Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Mã ngành nghề kinh doanh thương mại là bao nhiêu?

    Kinh doanh thương mại có rất nhiều ngành nghề, được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm thoe Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng ban hành.

    Trong những ngành kinh doanh thương mại sẽ có những ngành có điều kiện mà doanh nghiệp phải đảm bảo thỏa mãn trước và trong quá trình hoạt động kinh doanh như: Kinh doanh xăng dầu; Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại; Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; Kinh doanh than; Kinh doanh dịch vụ lo-gi-stic; Kinh doanh khoáng sản; Kinh doanh phân bón vô cơ; Kinh doanh rượu; Hoạt động thương mại điện tử;….

    Sau đây là một số Mã ngành nghề kinh doanh thương mại mà các doanh nghiệp hay đăng ký:

    STTTÊN NGÀNH NGHỀMÃ NGÀNH
    1Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác4511
    2Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)4512
    3Đại lý ô tô và xe có động cơ khác4513
    4Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm4651
    5Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông4652
    6Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp4653
    7Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác4659
    8Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan4661
    9Bán buôn kim loại và quặng kim loại4662
    10Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng4663
    11Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu4669
    12Bán buôn tổng hợp4690

    Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thương mại

    Với mã ngành nghề kinh doanh thương mại có thể thành lập một trong năm loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, hai thành viên trở lên và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp khi thành lập sẽ có thành phần hồ sơ khác nhau. Cụ thể:

    Thứ nhất: Hồ sơ thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    – Điều lệ công ty.

    – Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

    – Bản sao các giấy tờ sau đây:

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

    Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Thứ hai: Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    – Điều lệ công ty.

    – Bản sao các giấy tờ sau đây:

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

    Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Thứ ba: Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    – Điều lệ công ty.

    – Danh sách thành viên.

    – Bản sao các giấy tờ sau đây:

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

    Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Thứ tư: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    – Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

    Quy trình thành lập công ty kinh doanh thương mại

    Thành lập công ty có mã ngành nghề kinh doanh thương mại được thực hiện theo quy trình như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thương mại

    Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thương mại sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà khách hàng lựa chọn. Theo đó, thành phần hồ sơ Quý vị có thể tham khảo nội dung trên của bài viết.

    Bước 2: Nộp hồ sư thành lập công ty và nhận kết quả

    Hồ sơ sau khi được chuẩn bị đầy đủ sẽ được nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.

    Sau 3 ngày làm việc, cơ quan nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ đáp ứng được các điều kiện của pháp luật. Trường hợp bị từ chối, cơ quan nhà nước sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

    Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau đăng ký thành lập

    + Kê khai thuế, mua chữ ký số, phát hành hóa đơn…

    + Công bố thông tin doanh nghiệp

    Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh.

    + Treo bảng hiệu công ty

    + Khắc dấu tròn công ty.

    Trên đây là nội dung bài viết mã ngành nghề kinh doanh thương mại, Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ thành lập công ty vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi qua Hotline: 0981.378.999

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *