Trường hợp nào phải đăng ký Giấy phép kinh doanh?
Khách hàng quan tâm đến Trường hợp nào phải đăng ký Giấy phép kinh doanh? vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Trường hợp nào phải đăng ký Giấy phép kinh doanh?
Tất cả những trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh các ngành nghề thuộc 229 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài việc xin cấp phép thành lập doanh nghiệp thì cần phải xin giấy phép đủ điều kiện để hoạt động những ngành nghề đó.
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là thuật ngữ thông dụng khi mọi người nhắc đến điều kiện để được phép kinh doanh. Tuy nhiên, tên gọi này không thể hiện chính xác loại giấy tờ nhất định liên quan. Trong thủ tục thành lập và triển khai kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có hai loại giấy tờ quan trọng cần đáp ứng:
– Một là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là điều kiện bắt buộc để một doanh nghiệp được thành lập và triển khai kinh doanh.
– Hai là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
Thường thì mọi người sử dụng “giấy phép kinh doanh” để chỉ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy phép đăng ký kinh doanh được xem là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Luật doanh nghiệp 2020, đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Đối tượng phải đăng ký kinh doanh
Ngoại trừ những đối tượng thuộc nhóm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại như:
– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Và “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương” sẽ không thuộc nhóm đối tượng đăng ký kinh doanh.
Trường hợp nào phải đăng ký Giấy phép hoạt động kinh doanh?
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Theo đó Căn cứ theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định về danh mục các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 229 ngành.
Tất cả những trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh các ngành nghề thuộc 229 ngành trên, ngoài việc xin cấp phép thành lập doanh nghiệp thì cần phải xin giấy phép đủ điều kiện để hoạt động những ngành nghề đó.
Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?
– Nếu bạn muốn đăng ký giấy phép thành lập công ty thì cần đăng ký giấy phép kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi Doanh nghiệp muốn đặt trụ sở doanh nghiệp. Thời gian đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 3 ngày làm việc;
Ví dụ: Nếu bạn muốn làm thủ tục đăng ký kinh doanh mở công ty tại Tỉnh Nam Định, thì bạn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Nam Định. Nơi giải quyết và cấp giấy phép kinh doanh là Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định.
– Nếu bạn muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì đăng ký xin giấy phép kinh doanh tại phòng kinh tế/ hoặc kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi hộ kinh doanh muốn đặt địa chỉ. Thủ tục cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh là 03-05 ngày làm việc.
Ví dụ: Nếu bạn muốn xin giấy phép đăng ký kinh doanh tại Quận Cầu Giấy, thì cần nộp hồ sơ làm giấy phép kinh doanh tại Phòng Tài chính kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận Cầu Giấy Thành phố Hà Nội.
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin, thành lập công ty như tên doanh nghiệp, trụ sở, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật công ty, ngành nghề kinh doanh…
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ tương ứng với loại hình Doanh nghiệp dự định thành lập
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại (như hướng dẫn ở trên)
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng
Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng.
Bước 9: Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế, đề nghị sử dụng hóa đơn VAT và thông báo phát hành hóa đơn VAT.
Bước 10: Báo cáo thuế định kỳ hàng tháng,quý, năm tới cơ quan quản lý thuế sở tại.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Trường hợp nào phải đăng ký Giấy phép kinh doanh? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc