Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp bị phạt như thế nào?

Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp bị phạt như thế nào? hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây nhé.

Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp bị phạt như thế nào? hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây nhé.

Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp bị phạt như thế nào?

Nếu doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Trường hợp tổ chức này có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Trên thực tế vì những lý do khác nhau mà doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vậyTiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp bị phạt như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Mục lục

    Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

    Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là thu hồi việc đăng ký doanh nghiệp, nhà nước không công nhận sự tồn tại tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân của doanh nghiệp đó.

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không có thời hạn sử dụng nhưng lại có thể bị thu hồi trong bất cứ thời điểm nào khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm và thuộc trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

    Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện dựa trên việc xác định hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng của doanh nghiệp, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

    Theo quy định tại Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:

    – Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

    – Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp;

    – Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

    – Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật Doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

    – Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

    Hậu quả pháp lý của việc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Trước khi trả lời cho câu hỏi Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp bị phạt như thế nào? thì cần nắm được hậu quả pháp lý của việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

    – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là căn cứ pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp.  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp nhằm mục đích quản lý và bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp tại Việt Nam.

    – Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Nhà nước không công nhận sự  tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệp đó nữa.

    – Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một trong các trường hợp dẫn tới giải thể doanh nghiệp.

    – Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng nghĩa với việc khai tử doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn tới những hậu quả tiêu cực như: người lao động của doanh nghiệp bị mất việc làm; doanh nghiệp mất khả năng trả nợ thuế; mất đi một doanh nghiệp và mất đi khoản thuế trong tương lai.

    Do đó việc quy định và thực hiện các quy định này luôn cần sự nghiêm túc và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân.

    Trình tự thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự như sau:

    – Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo

    + Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp là giả mạo, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

    + Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là giả mạo, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất trước đó.

    Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký, thông báo thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới;

    + Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo về hành vi kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

    – Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký có cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp

    + Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo về hành vi vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

    + Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp thay đổi thành viên hoặc cổ đông thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo.

    Quá thời hạn nói trên mà doanh nghiệp không đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    – Trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình.

    Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc nội dung giải trình không được chấp thuận thì Phòng Đăng ký kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    – Trường hợp doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại điểm d khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình.

    Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc nội dung giải trình không được chấp thuận thì Phòng Đăng ký kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    – Trường hợp Tòa án quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên cơ sở quyết định của Tòa án trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được quyết định của Tòa án.

    – Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này.

    – Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc xem xét nội dung giải trình quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    – Sau khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể theo quy định tại Điều 209 Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thực hiện biện pháp cưỡng chế theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế.

    – Thông tin về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải được nhập vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và gửi sang Cơ quan thuế trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    – Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo, quyết định nêu trên đến địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp và đăng tải thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    – Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương bị thu hồi nội dung đăng ký kinh doanh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp.

    Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi nội dung đăng ký kinh doanh mà không thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

    Việc xử lý nội dung dự án đầu tư trên Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

    Phòng Đăng ký kinh doanh gửi quyết định thu hồi đến Cơ quan đăng ký đầu tư để phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

    Vậy khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp bị phạt như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.

    Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp bị phạt như thế nào?

    Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế hoạch quy định cụ thể như sau:

    Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp

    4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.

    Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

    Từ quy định trên thấy được rằng nếu doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Trường hợp tổ chức này có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

    Trên đây là nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi về vấn đềTiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp bị phạt như thế nào? mong rằng đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *