Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu trong trường hợp nào?
Cổ phần trong công ty được tự do chuyển nhượng theo quy định. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu trong trường hợp nào?
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu trong trường hợp nào?
Cổ phần trong công ty được tự do chuyển nhượng theo quy định. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu trong trường hợp nào?
Quy định về chuyển nhượng cổ phần
Chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
– Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
– Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
– Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.
– Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty.
– Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
– Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu trong trường hợp nào?
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Chủ thế ký kết hợp đồng
Hợp đồng có thể bị vô hiệu khi hợp đồng ký kết thông qua người đại diện, người ký hợp đồng không có thẩm quyền ký kết. Chính vì thế, khi ký kết những hợp đồng quan trọng thì các bên cần phải kiểm tra tư cách của người đại diện như thông qua Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đối với những trường hợp người ký hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì phải có văn bản ủy quyền hoặc quyết định phân công công việc liên quan trực tiếp đến việc phân định thẩm quyền ký hợp đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý quy định về vượt quá thẩm quyền đại diện trong luật dân sự và hậu quả pháp lý dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
– Nội dung của hợp đồng có mục đích trái luật, trái đạo đức xã hội hoặc hợp đồng giả tạo
Khi nội dung của hợp đồng có mục đích trái luật, trái với đạo đức xã hội hoặc là hợp đồng giả tạo nhằm che giấu hợp đồng khác thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu toàn bộ.
– Hợp đồng không tuân thủ hình thức bắt buộc
Khi hợp đồng có quy định hình thức nhất định như hợp đồng ủy quyền phải được lập thành văn bản và có đóng dấu bởi cơ quan có thẩm quyền hay hợp đồng chuyển nhượng tài sản là bất động sản phải được công chứng ,…Nếu các bên không thực hiện đúng về mặt hình thức bắt buộc hợp đồng sẽ bị vô hiệu về mặt hình thức.
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có thể theo hình thức như sau:
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN (1)
(Số: ……………./HĐCNCP)
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại………………………………………. Chúng tôi gồm có:
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN A) (2): ……………………………………………………………………………………………………………
Là cổ đông của: ……………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………
Fax: ………………………………………………………………………………..
GCNSH/Mã số cổ đông số: ……………………………………
CMND/GPĐKKD số: …………………………….…… cấp ngày ….. tháng …. năm …………
Tại: ……………………………………………………………………
Mã số thuế cá nhân/tổ chức: ……………………………
Số tài khoản: …………………………….tại Ngân hàng………………………………
Do Ông (Bà):……… …………………….. Sinh năm: (3) ……………………………
Chức vụ: …………………………………. làm đại diện.
CMND số: ………………….. Ngày cấp …….…….. Nơi cấp…………………………
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN B): ……………………………………………………………………………………………………..
Là cổ đông của: ………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………………………………………………………
Fax: …………………………………………………………………..
GCNSH/Mã số cổ đông số: ……………………………………………………..
CMND/GPĐKKD số: …………………………… cấp ngày ….. tháng …. năm …………
Tại: …………………………………………………………………………
Mã số thuế cá nhân/tổ chức: ……………………………
Số tài khoản: ……………………….tại Ngân hàng……………………………………….
Do Ông (Bà):……………………………….. Sinh năm: (3) ………………………….
Chức vụ: …………………………………. làm đại diện.
CMND số: ……………….. Ngày cấp ……….…….. Nơi cấp………………………
Hai bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Đối tượng của hợp đồng
Bên A đồng ý chuyển nhượng cổ phần (chứng khoán) cho bên B theo nội dung sau:
a) Tên chứng khoán: Cổ phần………………………………………………………..
b) Tổ chức phát hành:……………………… …………………………………………
c) Loại cổ phần:………………… …………………………………………………………
d) Mệnh giá: ……………..………….. đồng/cổ phần.
e) Số lượng: …………………………………cổ phần (Bằng chữ:………………………).
f) Giá chuyển nhượng:………………đồng/cổ phần (Bằng chữ:……………………/cổ phần).
g) Tổng giá trị giao dịch: ……………………đồng (Bằng chữ:……………………………).
Điều 2: Phương thức và thời hạn thanh toán
a) Phương thức thanh toán:
Tổng số tiền chuyển nhượng được nêu tại Điều 1 sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A bằng
………………………………………………………………………………………………………
b) Thời hạn thanh toán:
– Ngay sau khi hai bên ký kết hợp đồng này, Bên B sẽ đặt cọc một khoản tiền tương ứng là ………….% giá trị của Hợp đồng.
– Sau ……… ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày ……. tháng ….… năm …….. Bên B thanh toán cho Bên A khoản tiền là: ……………………..……….., khoản tiền đó đã bao gồm cả khoản đặt cọc.
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Bên A
a) Yêu cầu Bên B thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định trong Hợp đồng;
b) Thực hiện nghĩa vụ chuyển nhượng cổ phần cho Bên B theo thỏa thuận trong Hợp đồng.
c) Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
d) Trong trường hợp Bên A vì lý do bất kỳ mà không thực hiện chuyển nhượng cổ phần theo quy định trong Hợp đồng này, sẽ phải hoàn trả số tiền đã nhận như trên và bồi thường thiệt hại cho Bên B một khoản tiền bằng …… % giá trị của hợp đồng này, tức ……………………….. đồng (Bằng chữ: ……………………………………………………………………………………………………………………)
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
a) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho Bên A tổng giá trị chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này.
b) Bên B được quyền sở hữu số cổ phần quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này, đồng thời hưởng mọi quyền lợi phát sinh cũng như các nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ……………………………. kể từ ngày được …………………………… chấp thuận và hoàn tất thủ tục chuyển tên cổ đông.
Điều 5: Cam kết của Bên A
Bên A cam kết rằng:
a) Bên A có quyền sở hữu hợp pháp số cổ phần chuyển nhượng quy đinh tại Điều 1 của Hợp đồng này và Bên A đã hoàn thành mọi thủ tục pháp lý cần thiết để chuyển nhượng cổ phần của mình;
b) Cổ phần của Bên A đã đăng ký hợp thức, đã thanh toán đầy đủ cho ………………………….. và được phép chuyển nhượng.
c) Bên A tiến hành thủ tục thông báo cho …………………………. được biết về việc thay đổi cổ đông, kể từ khi có xác nhận của ………………………… nếu thanh toán bằng chuyển khoản hoặc kể từ khi thanh toán hết bằng tiền mặt.
d) Nếu hết thời hạn thanh toán mà Bên A từ chối thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần thì Bên B được nhận lại tiền đặt cọc tại ngân hàng và Bên A phải trả cho Bên B một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Điều 6: Cam kết của Bên B
Bên B cam kết:
a) Bên B sẽ kế thừa và thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan của Bên A sau khi hoàn thành các cam kết theo Hợp đồng này.
b) Thanh toán đầy đủ theo đúng tiến độ của Hợp đồng. Nếu đến hết thời hạn thực hiện thanh toán quy định tại Điều 2 của Hợp đồng này mà Bên B không thanh toán đủ hoặc không thanh toán hết thì coi như Hợp đồng này hết hiệu lực và Bên B bị mất tiền đặt cọc, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 của Hợp đồng.
Điều 7: Thay đổi và bổ sung các điều khoản của Hợp đồng
– Trên đây là toàn bộ thoả thuận giữa các bên liên quan đến các vấn đề quy định tại Hợp đồng.
– Mọi sửa đổi, bổ sung nào của Hợp đồng này có giá trị khi được lập bằng văn bản và có chữ ký của các bên.
– Nếu một quy định bất kỳ của Hợp đồng bị Toà án tuyên bố vô hiệu hoặc không thực thi được, các bên sẽ xem như tất cả các quy định còn lại của Hợp đồng này có giá trị, thực thi được và được các bên tuân thủ.
Điều 8: Kế thừa
– Các bên cam kết bản thân mình và các cá nhân, tổ chức kế thừa quyền lợi và trách nhiệm của các bên sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định trong Hợp đồng này mà không có bất kỳ khiếu nại nào;
– Hợp đồng này có giá trị bắt buộc và có hiệu lực đối với các bên và bên kế thừa, không có bất kỳ một sự rút lui không thực hiện các cam kết trong hợp đồng này mà không có sự thoả thuận giữa các bên.
Điều 9: Các sự cố vi phạm:
– Do giá trị của Công ty chưa được kiểm toán, nên Bên B yêu cầu Bên A cam kết Bảng danh mục tài sản của Công ty đã được Hội đồng quản trị xác nhận tại Phụ Lục của Hợp đồng này như sau: Tương ứng với số tài sản của Công ty tại Bảng danh mục tài sản thì giá của một cổ phần của Công ty cổ phần …………………………………. là …………………………………………
– Trong thời gian là một tháng kể từ ngày đặt cọc, nếu Bên B phát hiện số lượng tài sản của Công ty cổ phần ……………………… trong Bảng danh mục tài sản của Công ty cổ phần ………………………….… giảm xuống hoặc tăng lên, thì các bên phải xác định lại giá trị của một cổ phần ở tại thời điểm đặt cọc và Bên B thanh toán cho Bên A theo đúng thời hạn, với giá đã được điều chỉnh. Ngoài thời gian này, coi như Hợp đồng đã được thực hiện và không có bất kỳ sự điều chỉnh giá nào khác.
Điều 10: Thông báo
Mọi thông báo, yêu cầu và liên lạc khác theo Hợp đồng này phải được lập thành văn bản và phải được gửi đến địa chỉ tương ứng nêu trên.
Điều 11: Giải quyết tranh chấp:
Mọi tranh chấp phát sinh (nếu có) liên quan đến Hợp đồng này sẽ được các Bên giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Trường hợp các Bên không giải quyết được bằng thương lượng thì một trong hai Bên có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 12: Điều khoản thi hành
a) Hai Bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình phát sinh từ việc ký kết và thực hiện Hợp đồng này.
b) Trong thời gian thực hiện Hợp đồng, nếu có phát sinh vấn đề mới, hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc và ký phụ lục bổ sung.
c) Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ………………………………… chấp thuận việc chuyển nhượng.
d) Hợp đồng gồm 03 (ba) trang và được lập thành 03 (ba) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 (một) bản, 01 (một) bản lưu tại…………………………………….
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện và đăng ký theo quy định tại Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020;
(2) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ các trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020;
(3) Trường hợp các bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bổ sung thông tin người đại diện cho tổ chức đó;
Trên đây là nội dung bài viết Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu trong trường hợp nào? của Đại Lý Thuế Gia Lộc, Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ vui lòng liên hệ Hotline: 0981.378.999
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc