Mã ngành giáo dục thể thao và giải trí bao gồm những hoạt động nào?
Khách hàng quan tâm đến Mã ngành giáo dục thể thao và giải trí bao gồm những hoạt động nào? vui lòng theo dõi bài viết.
Mã ngành giáo dục thể thao và giải trí bao gồm những hoạt động nào?
Theo quy định tại Phụ lục II Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy định về mã ngành liên quan đến kinh doanh hoạt động Giáo dục thể thao và giải trí.
Giáo dục Thể thao, giải trí, văn hóa nghệ thuật là gì?
Hoạt động giáo dục Thể thao là các hoạt động thể thao cho các nhóm hoặc các cá nhân. Các trại huấn luyện thể thao ban ngày và ban đêm cũng bao gồm ở đây. Nó không bao gồm các học viện, các trường cao đẳng và các trường đại học. Việc giảng dạy có thể được tiến hành ở nhiều môi trường khác nhau, như ở các đơn vị hoặc theo điều kiện học của khách hàng, các cơ sở giáo dục hoặc các phương tiện giảng dạy khác. Việc dạy học ở nhóm này được tổ chức một cách chính thức.
Hoạt động giáo dục văn hóa, nghệ thuật là Việc dạy về nghệ thuật, kịch và âm nhạc. Các đơn vị tiến hành giảng dạy ở nhóm này có thể là “các trường”, “các xưởng vẽ”, “các lớp học”, v.v… Các đơn vị này cung cấp một sự hướng dẫn được tổ chức chính thức, chủ yếu cho mục đích sở thích riêng, cho giải trí hoặc cho sự phát triển bản thân, nhưng việc giảng dạy này không dẫn đến được cấp bằng chuyên môn.
Cơ sở pháp lý thành lập công ty giáo dục thể thao và giải trí
– Luật doanh nghiệp 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp ;
– Thông tư 01/202/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
– Luật đầu tư 2020;
– Luật giáo dục 2019;
– Nghị định 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
– Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống;
Mã ngành giáo dục thể thao và giải trí bao gồm những hoạt động nào?
Doanh nghiệp căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và đăng ký mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh các mã ngành nghề thuộc lĩnh vực Giáo dục Thể thao, giải trí, văn hóa nghệ thuật có thể tham khảo các mã dưới đây:
8551 – 85510: Giáo dục thể thao và giải trí
Nhóm này gồm: Các trại và các trường tiến hành giảng dạy các hoạt động thể thao cho các nhóm hoặc các cá nhân. Các trại huấn luyện thể thao ban ngày và ban đêm cũng bao gồm ở đây. Nó không bao gồm các học viện, các trường cao đẳng và các trường đại học. Việc giảng dạy có thể được tiến hành ở nhiều môi trường khác nhau, như ở các đơn vị hoặc theo điều kiện học của khách hàng, các cơ sở giáo dục hoặc các phương tiện giảng dạy khác. Việc dạy học ở nhóm này được tổ chức một cách chính thức.
Nhóm này cũng gồm:
– Dạy các môn thể thao (ví dụ như bóng chày, bóng rổ, bóng đá, v.v…);
– Dạy thể thao, cắm trại;
– Hướng dẫn cổ vũ;
– Dạy thể dục;
– Dạy cưỡi ngựa;
– Dạy bơi;
– Huấn luyện viên, giáo viên và các hướng dẫn viên thể thao chuyên nghiệp;
– Dạy võ thuật;
– Dạy chơi bài;
– Dạy yoga.
Loại trừ: Giáo dục về văn hóa được phân vào nhóm 85520 (Giáo dục văn hóa nghệ thuật).
8552 – 85520: Giáo dục văn hóa nghệ thuật
Nhóm này gồm: Việc dạy về nghệ thuật, kịch và âm nhạc. Các đơn vị tiến hành giảng dạy ở nhóm này có thể là “các trường”, “các xưởng vẽ”, “các lớp học”, v.v… Các đơn vị này cung cấp một sự hướng dẫn được tổ chức chính thức, chủ yếu cho mục đích sở thích riêng, cho giải trí hoặc cho sự phát triển bản thân, nhưng việc giảng dạy này không dẫn đến được cấp bằng chuyên môn.
Nhóm này cũng gồm:
– Dạy piano và dạy các môn âm nhạc khác;
– Dạy hội hoạ;
– Dạy nhảy;
– Dạy kịch;
– Dạy mỹ thuật;
– Dạy nghệ thuật biểu diễn;
– Dạy nhiếp ảnh (trừ hoạt động mang tính thương mại).
8559 – 85590: Giáo dục khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm: Việc đưa ra và cung cấp việc hướng dẫn và đào tạo đặc biệt, thường là cho người đã trưởng thành và không thể so sánh được với giáo dục thông thường ở nhóm 852 (Giáo dục phổ thông), 853 (Giáo dục nghề nghiệp), nhóm 854 (Giáo dục đại học). Không kể các trường học viện, các trường cao đẳng và các trường đại học. Việc giảng dạy có thể được tiến hành ở nhiều môi trường khác nhau như ở các đơn vị hoặc theo điều kiện học của khách hàng, các tổ chức giáo dục, nơi làm việc hoặc tại nhà, có thể thông qua thư, tivi, internet, ở các phòng học hoặc qua các phương tiện khác. Việc dạy học này không dẫn đến được cấp bằng tốt nghiệp trung học, hoặc bằng tốt nghiệp đại học.
Cụ thể:
– Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng;
– Các dịch vụ dạy kèm (gia sư);
– Giáo dục dự bị;
– Các trung tâm dạy học có các khoá học dành cho học sinh yếu kém;
– Các khoá dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn;
– Dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm thoại;
– Dạy đọc nhanh;
– Dạy về tôn giáo;
– Các trường của các tổ chức Đảng, đoàn thể.
Nhóm này cũng gồm:
– Dạy lái xe cho những người không hành nghề lái xe;
– Dạy bay;
– Đào tạo tự vệ;
– Đào tạo về sự sống;
– Đào tạo kỹ năng nói trước công chúng;
– Dạy máy tính.
Loại trừ:
– Các chương trình dạy biết đọc biết viết cho người trưởng thành được phân vào nhóm 85210 (Giáo dục tiểu học), giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông được phân vào nhóm 85220-85230 (Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông);
– Các trường dạy lái xe cho những người làm nghề lái xe được phân vào nhóm 853 (Giáo dục nghề nghiệp);
– Giáo dục cao đẳng được phân vào 853 (Giáo dục nghề nghiệp), đại học và sau đại học được phân vào ngành 854 (Giáo dục đại học).
Hồ sơ thành lập công ty giáo dục thể thao và giải trí
Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu (tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp mà có mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp khác nhau);
b) Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)
c) Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);
d) Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu của doanh nghiệp
– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với thành viên góp vốn công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý (Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký́ doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác) của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (Đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức ủy quyền cho cá nhân quản lý phần vốn góp)
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc