Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng

Khi cần thông tin về Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, Quý độc giả đừng bỏ qua nội dung bài viết này.

Khi cần thông tin về Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, Quý độc giả đừng bỏ qua nội dung bài viết này.

Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng

Theo quy định của pháp luật, việc tiến hành thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng được thực hiện cùng với việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Khi tiến hành thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành thẩm định các nội dung.

Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng được quy định tại phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD. Bài viết dưới đây, Đại Lý Thuế Gia Lộc xin gửi tới Qúy độc giả nội dung bài viết với tiêu đề mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất.

Mục lục

    Báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng là gì?

    Báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng là một tài liệu chính thức đánh giá về tính khả thi của dự án xây dựng và tính hợp lý của tổng mức đầu tư. Báo cáo này được chuẩn bị bởi các chuyên gia độc lập và được thẩm định bởi các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo tính khách quan và minh bạch.

    Báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm các nội dung sau:

    – Đánh giá về tính khả thi của dự án xây dựng, bao gồm các yếu tố như nhu cầu thị trường, kỹ thuật, kinh tế, môi trường và xã hội.

    – Đánh giá về hợp lý của tổng mức đầu tư xây dựng, bao gồm các yếu tố như khả năng tài chính của dự án, tính khả thi về kinh tế và tính hợp lý về chi phí.

    – Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường và xã hội, bao gồm các yếu tố như tác động đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống và văn hóa cộng đồng.

    – Đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro và giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường và xã hội.

    – Tóm tắt các kết quả đánh giá và đưa ra các khuyến nghị về việc thực hiện dự án.

    Báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng là một tài liệu quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị liên quan đưa ra quyết định về việc chấp thuận hay từ chối dự án xây dựng và phê duyệt tổng mức đầu tư. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính khả thi và bền vững của các dự án xây dựng.

    Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng

    Theo quy định của pháp luật, việc tiến hành thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng được thực hiện cùng với việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Khi tiến hành thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành thẩm định các nội dung sau đây:

    Thứ nhất: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định cần thẩm định về các căn cứ pháp lý để xác định xem các căn cứ pháp lý đã đầy đủ và phù hợp chưa để quyết định về Tổng mức đầu tư;

    Thứ hai: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định cần thẩm định về phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của dự án xem đã phù hợp hay chưa.

    Thứ ba: Thẩm định về sự phù hợp với quy định, hướng dẫn của nhà nước đối với các chi phí sử dụng để tính toán, xác định các chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng cũng như sự đầy đủ, phù hợp của các khối lượng so với thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, tổ chức biện pháp thi công định hướng và yêu cầu của dự án;

    Thứ tư: Tiến hành phân tích nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án theo giá trị tổng mức đầu tư xây dựng xác định sau thẩm định.

    Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng

    Theo quy định của pháp luật, việc thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng được thực hiện bởi các chủ thể sau đây:

    Thứ nhất: Hội đồng thẩm định nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập chủ trì thẩm định đối với dự án quan trọng quốc gia;

    Thứ hai: Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước sẽ do cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì tổ chức thẩm định;

    Thứ ba: Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư sẽ chủ trì tổ chức thẩm định đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách;

    Thứ tư: Đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP thuộc cơ quan nhà nướctiến hành thẩm định đối với dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).

    Lưu ý: Đối với các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách và vốn nhà nước ngoài ngân sách do cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì tổ chức thẩm định.

    Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất

    Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng được quy định tạiPhụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD.

    Mẫu Báo cáo kết quả thẩm định/thẩm tra sơ bộ tổng mức đầu tư/tổng mức đầu tư

    ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH/THẨM TRA

    ————

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ———–

    Số:…./BC-…

    V/v: thẩm định/thẩm tra tổng mức đầu tư

    …., ngày…..tháng….năm….

     

    BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH/THẨM TRA

    SƠ BỘ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ/TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

    Dự án:……………………………………………………………………………………………..

    Địa điểm:…………………………………………………………………………………………………

    Kính gửi:…………………………………………………………………………….

    Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp hoặc cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư (đối với đơn vị thẩm định) hoặc theo đề nghị của (người quyết định đầu tư/chủ đầu tư) (đối với đơn vị tư vấn thẩm tra) về việc thẩm định/thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng (tên dự án). Sau khi nghiên cứu hồ sơ (tên cơ quan, đơn vị thẩm định/thẩm tra) có ý kiến như sau:

    1. Khái quát về dự án

    – Tên dự án, công trình; địa điểm xây dựng, quy mô, thời gian thực hiện,… công trình;

    – Chủ đầu tư; các đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án,…;

    – Quá trình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

    2. Các cơ sở pháp lý và tài liệu sử dụng trong thẩm định/thẩm tra

    – Luật Xây dựng;

    – Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

    – Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

    – Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

    – Các văn bản khác của Nhà nước, của các Bộ, ngành, địa phương,…;

    – Các hồ sơ, tài liệu của dự án đầu tư gồm…

    3. Nhận xét về sự đảm bảo về pháp lý và chất lượng hồ sơ sơ bộ tổng mức đầu tư/ tổng mức đầu tư xây dựng

    – Nhận xét về cơ sở pháp lý lập sơ bộ tổng mức đầu tư/tổng mức đầu tư.

    – Nhận xét về phương pháp lập tổng mức đầu tư xây dựng được lựa chọn tính toán;

    – Nhận xét về các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;

    – Kết luận về đủ hay không đủ điều kiện thẩm định/thẩm tra.

    4. Nguyên tắc thẩm định/thẩm tra

    – Sự phù hợp của các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng;

    – Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của dự án;

    – Kiểm tra sự đầy đủ của các khối lượng sử dụng để xác định tổng mức đầu tư xây dựng; sự hợp lý, phù hợp với quy định, hướng dẫn của nhà nước đối với các chi phí sử dụng để tính toán, xác định các chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng;

    – Xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng sau khi thực hiện thẩm định/thẩm tra. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án theo giá trị tổng mức đầu tư xây dựng xác định sau thẩm định/thẩm tra.

    5. Kết quả thẩm định/ thẩm tra

    Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị tổng mức đầu tư xây dựng (tên dự án) sau thẩm định/thẩm tra như sau:

    Đơn vị tính:…

    TTNội dung chi phíGiá trị đề nghị thẩm định/thẩm traGiá trị thẩm định/thẩm traTăng, giảm
    1Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư   
    2Chi phí xây dựng
    3Chi phí thiết bị
    4Chi phí quản lý dự án
    5Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
    6Chi phí khác
    7Chi phí dự phòng
     Tổng cộng   

    (có phụ lục chi tiết kèm theo)

    6. Nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án

    – Nêu và phân tích nguyên nhân tăng, giảm đối với những nội dung chi phí tăng, giảm chủ yếu.

    – Đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án theo các chỉ tiêu trên cơ sở giá trị tổng mức đầu tư xây dựng được thẩm định/thẩm tra.

    7. Kết luận và kiến nghị

    NGƯỜI THẨM TRA

    (Ký, ghi họ tên)

    NGƯỜI CHỦ TRÌ

    (Ký, họ tên)

     

    Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng….số….

    Nơi nhận:

    –         …;

    –         ….

    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH/THẨM TRA

    (Ký tên, đóng dấu)

    Trên đây là nội dung bài viết về mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất là Đại Lý Thuế Gia Lộc gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại:….Email:…để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!