Mẫu quyết định thành lập ban chỉ huy công trường 2024

Quý vị cần có thêm thông tin về Mẫu quyết định thành lập ban chỉ huy công trường? Vậy thì đừng bỏ qua nội dung bài viết này của chúng tôi.

Quý vị cần có thêm thông tin về Mẫu quyết định thành lập ban chỉ huy công trường? Vậy thì đừng bỏ qua nội dung bài viết này của chúng tôi.

Mẫu quyết định thành lập ban chỉ huy công trường 2024

Căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 157 – Luật Xây dựng năm 2014, quy định về điều kiện tổ chức thi công xây dựng công trình, cụ thể: Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.

Ở mỗi công trình xây dựng khác nhau đều có một vị trí được gọi là “ban chỉ huy công trường” với chức năng nhiệm vụ khác nhau.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Mẫu quyết định thành lập ban chỉ huy công trường.

Mục lục

    Chỉ huy công trường là gì?

    Căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 157 – Luật Xây dựng năm 2014, quy định về điều kiện tổ chức thi công xây dựng công trình, cụ thể: Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.

    Ban chỉ huy công trường là gì?

    Ban chỉ huy công trường là một đơn vị quản lý và điều hành các hoạt động xây dựng trên một công trình cụ thể. Nhiệm vụ của ban chỉ huy công trường là đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn của công trình được thực hiện đúng theo kế hoạch và yêu cầu kỹ thuật.

    Ban chỉ huy công trường thường bao gồm các chức danh sau đây:

    Chỉ huy trưởng: là người đứng đầu ban chỉ huy công trường và có trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của công trường.

    Kỹ sư công trường: là người đảm nhận việc giám sát và kiểm soát chất lượng, tiến độ và an toàn của công trình.

    Cán bộ quản lý công trình: là những người có nhiệm vụ quản lý các nhà thầu, đảm bảo các hạng mục công việc được thực hiện đúng kỹ thuật và đúng tiến độ.

    Công nhân và thợ: là những người thực hiện các hoạt động xây dựng trên công trình.

    Các hoạt động của ban chỉ huy công trường bao gồm:

    Quản lý và phân công công việc cho các đội thợ và công nhân.

    Giám sát tiến độ và chất lượng công việc trên công trình.

    Đảm bảo sự an toàn lao động và tuân thủ các quy định liên quan đến môi trường và an toàn.

    Thực hiện các cuộc họp và báo cáo với khách hàng và các bên liên quan khác.

    Giám sát chi phí và ngân sách của công trình.

    Quản lý và sắp xếp vật liệu, thiết bị và máy móc.

    Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng.

    Ban chỉ huy công trường đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động xây dựng trên công trình để đảm bảo chất lượng và tiến độ của công trình được thực hiện đúng theo yêu cầu.

    Điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trình

    Căn cứ quy định tại Điều 74– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP có quy định về điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trình, cụ thể:

    Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng, như sau:

    – Hạng I:

    Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng lĩnh vực trở lên;

    – Hạng II:

    Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng lĩnh vực trở lên;

    – Hạng III:

    Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng lĩnh vực trở lên.

    Theo đó, những người đủ tiêu chuẩn đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trình hạng I, II, III đều có thể làm chỉ huy trưởng công trình hạng IV. Chỉ huy trưởng công trình mọi cấp phải có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 71 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và kinh nghiệm làm chỉ huy trưởng công trình theo từng hạng tương ứng.

    Phạm vi hoạt động và điều kiện hoạt động của ban chỉ huy công trường:

    Căn cứ quy định tại Điều 71 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, quy định về điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, cụ thể:

    – Phạm vi hoạt động:

    + Đối với giám sát thi công hạng I:

     Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;

    + Đối với giám sát thi công hạng II:

    Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;

    + Đối với giám sát thi công hạng III:

    Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã tham gia thi công xây dựng.

    – Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

    + Đối với giám sát thi công hạng  I:

    Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

    + Đối với giám sát thi công hạng II:

    Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

    + Đối với giám sát thi công hạng III:

    Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

    Mẫu quyết định thành lập ban chỉ hủy công trường

    Quý vị có thể tham khảo Mẫu quyết định thành lập ban chỉ huy công trường dưới đây:

    CÔNG TY……………………………………

    Địa chỉ: ……………………………………….

    Văn phòng giao dịch: …………………..

    Tel: …………………………………………….

    Website: …………………………………….

     

    Số: ………….                                                      ………, ngày … tháng … năm ………..

    GIÁM ĐỐC CÔNG TY ……………………

     

    – Căn cứ theo Điều lệ Công ty ……………………………………………………………………..

    – Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc công ty.

    – Căn cứ Hợp đồng kinh tế số: ……………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………

    QUYẾT ĐỊNH

    (V/v thành lập Ban chỉ huy công trường)

     

    Điều 1: Nay quyết định thành lập Ban chỉ huy công trường trực thuộc Công ty để thực hiện gói thầu “……………………………………………………………………………………”

    Thuộc dự án: ……………………………………………….., gồm những ông/bà có tên sau đây:

    Ông: …………………….. Kỹ sư …………………………. Chức vụ: ………………………………

    Ông: …………………….. Kỹ sư …………………………. Chức vụ: ………………………………

    Ông: …………………….. Kỹ sư …………………………. Chức vụ: ………………………………

    Ông: …………………….. Công nhân ………………….. Chức vụ: ………………………………

    Ông: …………………….. Công nhân ………………….. Chức vụ: ………………………………

    Ông: …………………….. Công nhân ………………….. Chức vụ: ………………………………

    Điều 2:

    Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm thay mặt Công ty trực tiếp điều hành mọi công việc tại công trình: “……………………………………………………………..” thường xuyên báo cáo tình hình, chất lượng, tiến độ thi công về Công ty, chịu trách nhiệm trước Bên giao thầu và Giám đốc công ty về các quyết định của mình.

    Điều 3:

    Các phòng, Ban bộ phận Công ty và các ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

    Quyết định này có hiệu từ ngày ký./.

    Nơi nhận:                                                                                GIÁM ĐỐC

    – Như Điều 3.                                                          (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

    – Giám đốc (báo cáo).

    Như vậy, Mẫu quyết định thành lập ban chỉ huy công trường đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết hôm nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày một số quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề ban chỉ huy công trường.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *