Đối tượng nào không được nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp làm rõ thắc mắc: Đối tượng nào không được nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp làm rõ thắc mắc: Đối tượng nào không được nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản?

Đối tượng nào không được nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản?

Theo các điều từ 26 đến 29 Luật Phá sản 2014, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là tài liệu trong hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản, làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tuyên bố phá sản.

Mục lục

    Đối tượng nào không được nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản?

    Điều 5 Luật Phá sản quy định về Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:

    – Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

    – Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

    – Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

    – Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

    – Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

    – Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

    Do đó, các đối tượng ngoài các đối tượng được quy định trên đây không có quyền được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

    Nội dung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

    Theo các điều từ 26 đến 29 Luật Phá sản 2014, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là tài liệu trong hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản, làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tuyên bố phá sản.

    Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải gồm những nội dung như sau:

    – Ngày, tháng, năm;

    – Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

    – Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    – Tên, địa chỉ của người làm đơn;

    – Khoản nợ đến hạn với trường hợp chủ nợ nộp đơn;

    – Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động với trường hợp người lao động, đại diện công đoàn nộp đơn

    – Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã nộp đơn.

    Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết phá sản

    Theo Điều 8 Luật Phá sản thì Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân như sau:

    1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

    b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

    c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

    d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

    2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

    Quý vị nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo một trong hai phương thức như sau:

    – Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;

    – Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *