Mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin mới nhất về Mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật theo quy định định pháp luật.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin mới nhất về Mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật theo quy định định pháp luật.

Mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật

Mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 03 năm 2021.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về trợ cấp cho người khuyết tật, mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật. Mời Quý độc giả theo dõi để có thêm thông tin hữu ích.

Mục lục

    Biểu mẫu đơn xin trợ cấp cho người khuyết tật

    Mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 03 năm 2021.

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————

    TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

    (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số …..)

    THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

    1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): …………………………………………………………………………..

    Ngày/tháng/năm sinh: … I… I…. Giới tính: ……………………… Dân tộc: …………………….

    Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………….. cấp ngày …/ … / ….

    Nơi cấp: …………….

    2. Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………….

    Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? …………………………………………………………………..

    3. Tình trạng đi học

    □ Chưa đi học (Lý do: …………………………………………………………………………………….. )

    □ Đã nghỉ học (Lý do: ……………………………………………………………………………………… )

    □ Đang đi học (Ghi cụ thể): ………………………………………………………………………………. )

    4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

    5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

    Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: … đồng. Hưởng từ tháng …/ ……….

    Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: …. đồng. Hưởng từ tháng ……/ …………

    Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:…. đồng. Hưởng từ tháng…./ ……

    Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: …….. đồng. Hưởng từ tháng ……/ …….

    6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

    7. Giấy xác nhận khuyết tật số …………. Ngày cấp : …………….. Nơi cấp ………………….

    – Dạng tật: …………………………………………………………………………………………………….

    – Mức độ khuyết tật: ………………………………………………………………………………………..

    8. Có tham gia làm việc không? □ Không □ Có

    a) Nếu có thì đang làm gì …………………, thu nhập hàng tháng ………….. đồng

    b) Nếu không thì ghi lý do: ……………………………………………………………………………….

    9. Tình trạng hôn nhân : ……………………………………………………………………………………

    10. Số con (Nếu có):… người. Trong đó, dưới 36 tháng tuổi: ………… người.

    11. Khả năng tự phục vụ? …………………………………………………………………………………

    12. Cá nhân/hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng: ………………………………..

    Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

    Thông tin người khai thay

    Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:….

    Ngày cấp: ………………………………………

    Nơi cấp: …………………………………………

    Mối quan hệ với đối tượng: …………………..

    Địa chỉ: ………………………………………….

    Ngày …. tháng …. năm …

    NGƯỜI KHAI

    (Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

     

     

    XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

    Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) …………………………………………. là đúng.


    CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

    (Ký, ghi rõ họ tên) 

    Ngày …. tháng …. năm …
    CHỦ TỊCH
    (Ký tên, đóng dấu)

     

    Hồ sơ xin trợ cấp xã hội cho người tàn tật

    Nội dung phần trên người viết đã giúp bạn đọc biết được mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật. Vậy hồ sơ xin trợ cấp như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì:

    Điều 7. Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng

    1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

    Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.

    2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:

    a) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;

    b) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;

    c) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.”

    Trình tự giải quyết hồ sơ xin trợ cấp cho người tàn tật

    Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:

    Điều 8. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng

    1. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định sau đây:

    a) Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:

    – Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;

    – Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;

    – Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;

    – Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;

    – Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.

    b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.

    Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.

    c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

    d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.

    Mức hưởng trợ cấp cho người tàn tật

    Căn cứ Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

    – Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:

    + Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:

    – Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;

    – Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.

    + Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

    + Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này:

    – Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;

    – Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.

    + Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:

    Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.

    + Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:

    – Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

    – Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;

    – Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;

    – Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.

    + Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:

    – Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

    – Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

    – Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;

    – Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

    + Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.

    – Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.

    Trên đây là mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật và những nội dung liên quan về chủ đề này. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Đại Lý Thuế Gia Lộc để được giải đáp.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *