Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ năm 2024
Những thông tin hữu ích về Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ cho Quý độc giả qua bài viết này.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ năm 2024
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền khoa học công nghệ. Cùng với đó là sự ra đời của các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Vậy thủ thục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ có sự khác biệt so với thành lập doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác không.
Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ của Đại Lý Thuế Gia Lộc.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là gì?
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
b) Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này;
c) Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.
2. Doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Như vậy để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định như trên.
Vậy, khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ cần chuẩn bị những giấy tờ gì, mời quý độc giả theo dõi phần tiếp theo của bài viết Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty TNHH
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bao gồm:
– Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
– Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:
+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
+ Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;
+ Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;
+ Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;
+ Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
+ Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.
– Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
– Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;
– Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ được quy định tại điều 5, Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định về Thẩm quyền cấp, cấp thay đổi nội dung, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
– Hồ sơ được dưới các phương thức sau:
+ Nộp trực tiếp;
+ Nộp thông qua bưu điện;
+ Thông qua trực tuyến.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ có trong hồ sơ
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ: tiếp nhận hồ sơ cấp giấy biên nhận có ngày hẹn kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo quy định
– Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ: công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ để giải quyết theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Công chức tiếp nhận hồ sơ có thư mời người có tên trong đơn đến cơ quan để hướng dẫn bổ sung hồ sơ theo quy định.
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ để giải quyết theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Công chức tiếp nhận hồ sơ trả hồ sơ kèm yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp công nghệ
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp về tính hợp lệ của hồ sơ, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung và thời hạn sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
– Trường hợp kết quả khoa học và công nghệ có liên quan đến nhiều ngành nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau có nội dung phức tạp cần mời chuyên gia hoặc thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, đánh giá, thời hạn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp, Sở Khoa học và Công nghệ chưa đủ điều kiện kỹ thuật đánh giá kết quả khoa học và công nghệ và có văn bản đề nghị Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ xem xét cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gửi công văn kèm theo toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của doanh nghiệp về Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ để cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Bước 4: Nhận kết quả
Căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận Doanh nghiệp đến nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Bước 5:Công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan về tên, địa chỉ và danh mục sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đó.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ
Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ được thực hiện như sau:
– Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Tùy thuộc vào loại hình mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ cần chuẩn bị hồ sơ khác nhau, thông thường hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
+ Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;
+ Dự thảo điều lệ công ty;
+ Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, Cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
+ Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;
+ Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
+ Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
+ Những giấy tờ, tài liệu cần thiết khác.
– Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp công nghệ đến cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định sẽ tiến hành nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp đến phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
– Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả
Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời gian là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, trường hợp hồ sơ sai hoặc thiếu sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói
Thực tế thấy được rằng thủ tục thành lập doanh nghiệp tương đối đơn giản nhưng đối với những người lần đầu thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiểu được vấn đề này Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói sẽ hỗ trợ khách hàng mọi công việc từ A-Z.
Quý khách hàng chỉ cần cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến doanh nghiệp dự định thành lập như loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,…mọi vấn đề còn lại liên quan đến soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền sẽ được chuyên viên chúng tôi thực hiện nhanh chóng nhất. Và bàn giao kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho khách hàng.
Chi phí thành lập doanh nghiệp là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm tuy nhiên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm bởi mức phí chúng tôi đưa ra là hoàn toàn hợp lý.
Với những ưu điểm như trên nên trong nhiều năm qua Đại Lý Thuế Gia Lộc luôn nhận được sự tin tưởng ủy quyền của nhiều khách hàng.
Như vậy, qua bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ, quý bạn đọc đã có được thông tin hữu ích về điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ, thành phần hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp
- DỰ ÁN DOANH NGHIỆP
- DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP
- HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc