Thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng 2024?
Thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng? là những thắc mắc sẽ được Đại Lý Thuế Gia Lộc làm rõ qua nội dung bài viết này.
Thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng 2024?
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình bắt đầu từ sản xuất sang lưu thông và đến tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó.
Chắc hẳn trong thực tế đời sống hàng ngày chúng ta đều đã từng nghe nhắc tới cụm danh từ “thuế giá trị gia tăng” hoặc thậm chí đã từng phải trực tiếp chi trả khoản thuế này khi đi mua sắm, ăn uống tại một số cửa hàng, v.v …
Mặc dù vậy, không phải bất cứ ai cũng đều hiểu rõ về khái niệm cụ thể, đầy đủ về thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính loại thuế giá trị gia tăng ra sao? Hay những đặc điểm, đối tượng theo quy định cần phải nộp và mức nộp của loại thuế này?
Chính vì vậy, hôm nay trong bài viết này Tổng đài tư vấn pháp luật của Đại Lý Thuế Gia Lộc với đầu số liên hệ trực tiếp 1900 6557 sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về quy định của pháp luật có liên quan đến loại thuế này.
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng hiện hành thì khái niệm về thuế giá trị gia tăng được hiểu như sau:
– Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình bắt đầu từ sản xuất sang lưu thông và đến tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó.
– Thuế giá trị gia tăng không áp dụng trên toàn bộ giá trị của dịch vụ hay sản phẩm mà chỉ áp dụng đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm đó mà thôi.
Đặc điểm thuế giá trị gia tăng
Ngoài đặc điểm thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng thu đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm như đã nêu ở trên thì thuế giá trị gia tăng còn có một điểm đặc trưng đó là:
– Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế gián thu.
– Tức là, loại thuế này sẽ được cộng vào chung với giá bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và khi sử dụng hay tiêu thụ dịch vụ, sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng sẽ là đối tượng phải chi trả khoản thuế giá trị gia tăng này.
Tuy nhiên, người trực tiếp tiến hành, thực hiện trách nhiệm đóng thuế đối với Nhà nước lại không phải là người tiêu dùng mà chính là các cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất ra các dịch vụ và hàng hóa trên.
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
– Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng theo như quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề thuế có thể kể đến như là: các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất những dịch vụ, hàng hóa hoặc là hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu các mặt hàng nằm trong nhóm đối tượng phải chịu thuế.
– Cũng dựa theo các quy định của luật thuế hiện hành thì hầu như những sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất, tiêu dùng trong đời sống thường ngày thì đều thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.
Ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng
– Thuế giá trị gia tăng có ý nghĩa trong việc điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
– Đây là một khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước, tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định trong Ngân sách nhà nước.
– Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn.
– Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.
Cách tính thuế giá trị gia tăng
Trong phạm vi bài viết này, công ty luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế giá trị gia tăng là gì?
Cụ thể là về cách tính thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng chịu thuế là doanh nghiệp như sau:
Trong luật thuế giá trị gia tăng hiện hành, có quy định rõ ràng rằng: để tính được thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp đó là phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng và phương pháp khấu trừ thuế.
Bên cạnh đó pháp luật cũng hướng dẫn chi tiết cách tính thuế giá trị gia tăng đối với từng phương pháp nhất định.
– Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng
+ Đối tượng áp dụng ở đây đó chính là các hợp tác xã hay các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng trong 1 năm; người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nhưng có hoạt động kinh doanh và có doanh thu tại nước ta trong trường hợp chưa hoàn thiện đầy đủ các chế độ về chứng từ, hóa đơn hoặc kế toán; ngoài ra còn có các cá nhân, hộ kinh doanh, v.v …
+ Cách tính cụ thể:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó, quy định về tỷ lệ % đó là:
Cung cấp và phân phối hàng hóa: 1%
Dịch vụ xây dựng nhưng không bao thầu nguyên – vật liệu: 5%
Các dịch vụ liên quan đến vận tải, sản xuất có gắn với những hàng hóa phục vụ hoạt động xây dựng có kèm theo bao thầu nguyên – vật liệu: 3%
Những hoạt động kinh doanh khác: 2%
– Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng
+ Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng này đó chính là những cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện về chứng từ, hóa đơn hay chế độ kế toán, v.v … theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, những cơ sở kinh doanh trên còn phải có thêm điều kiện là có doanh thu từ 01 tỷ đồng trở lên trong một năm.
Không áp dụng phương pháp tính thuế này đối với cá nhân hoặc hộ kinh doanh.
+ Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp =Số thuế giá trị gia tăng đầu ra – Số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi đã được khấu trừ.
Mức nộp thuế giá trị gia tăng
– Mức nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế thì sẽ tuỳ vào đối tượng và hàng hóa hay dịch vụ phải chịu thuế mà có mức nộp khác nhau.
– Ví dụ cụ thể như là:
Khi nhập khẩu điều hòa công suất 20.000 BTU, giá trị 200 USD 01 bộ
Theo quy định về mức thuế giá trị gia tăng áp dụng trong trường hợp này là 10%.
Trên đây là toàn bộ những nội dung có liên quan trực tiếp đến vấn đề thuế giá trị gia tăng là gì? cùng với đó là các thông tin đề cập đến đặc điểm, đối tượng chịu thuế, cách tính thuế và mức nộp thuế giá trị gia tăng đối với từng đối tượng và từng mặt hàng hóa, dịch vụ.
Nếu như quý vị còn có những khúc mắc hay chưa hiểu rõ các vấn đề được phân tích ở trên hoặc có nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm vầ các vấn đề liên quan khác vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được giải đáp thêm.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc