Thủ Tục Thành Lập Địa Điểm Kinh Doanh Công Ty Công Ty 2024
Ngoài việc kinh doanh tại trụ sở chính, công ty có thể thành lập địa điểm kinh doanh để tiến hành hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính.
Thủ Tục Thành Lập Địa Điểm Kinh Doanh Công Ty Công Ty 2024
Thành lập địa điểm kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện khi muốn mở rộng địa điểm kinh doanh, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính của địa điểm kinh doanh.
Khái niệm địa điểm kinh doanh? Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?
Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Doanh nghiệp quy định: Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?
Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ – CP hướng dẫn về thủ tục doanh nghiệp đã có một số điểm mới như sau:
“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh”.
Như vậy, theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP doanh nghiệp có quyền thành lập địa điểm kinh doanh ở bất cứ đâu, trong phạm vi cùng tỉnh với trụ sở chính hoặc đặt địa điểm kinh doanh tại các tỉnh thành khác nhau.
Quy định này mở rộng quyền phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với trước đây. Cụ thể có thể hiểu như sau:
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở chính của công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở chính công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính của công ty.
Phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Ngoài trụ sở chính, các doanh nghiệp còn có thể thành lập chi nhánh công ty, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Mỗi loại hình sẽ có những quyền lợi, nghĩa vụ và điều kiện khác nhau.
Chúng tôi đã lập bảng so sánh đặc điểm của ba loại hình kinh doanh này để mọi người tiện lợi khi tham khảo.
Đặc điểm | Chi nhánh | Văn phòng đại diện | Địa điểm kinh doanh |
Định nghĩa | Là đơn vị chịu sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp | Là đơn vị chịu sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp | Là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp |
Nhiệm vụ | Thực hiện chức năng của doanh nghiệp | Đại diện theo ủy quyền cho lợi ích doanh nghiệp | Kinh doanh ngoài trụ sở chính |
Điều kiện | Ngành nghề kinh doanh đồng nhất với doanh nghiệp | Nội dung hoạt động đúng với doanh nghiệp | Được đặt trong cùng 1 tỉnh/thành phố với trụ sở chính hoặc khác tỉnh/thành phố với trụ sở chính |
Quyền lợi | Ký kết các hợp đồng kinh tế | Trưng bày, giới thiệu sản phẩm,dịch vụ | Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp |
Như vậy:
(i) Loại hình chi nhánh sẽ phù hợp với công ty có nhu cầu kinh doanh bên ngoài tỉnh/thành phố
(ii) Loại hình văn phòng đại diện không có chức năng xúc tiến thương mại nên không thể trực tiếp ký hợp đồng, do đó, chỉ phù hợp với việc là nơi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ công ty cung cấp tới khách hàng.
(iii) Loại hình địa điểm kinh doanh phù hợp với Công ty muốn mở rộng địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính nhưng trong cùng tỉnh/thành phố hoặc khác tỉnh/thành phố
Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh công ty
– Ưu điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh
Thành lập địa điểm kinh doanh có rất nhiều ưu điểm hơn so với chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện. Cụ thể:
+ Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.
+ Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000, VNĐ. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”
+ Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng hơn.
+ Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.
– Nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân.
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh công ty như thế nào?
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập địa điểm kinh doanh;
Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh như thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh….vv.
Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định;
Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo mẫu quy định tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
+ Mã số doanh nghiệp;
+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
+ Tên địa điểm kinh doanh:
+ Địa chỉ của địa điểm kinh doanh:
+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
– Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty;
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh
– Bản sao chứng thực CMTND/Căn cước/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh online (trực tuyến) qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của địa điểm kinh doanh.
Ví dụ: Công ty A có đăng ký trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và muốn lập địa điểm kinh doanh ở tỉnh Hưng Yên, công ty A sẽ nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên để thành lập địa điểm kinh doanh.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh công ty
Thời gian thẩm định hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh: 3-5 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh công ty
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp dịch vụ thành lập Địa điểm kinh doanh công ty
Khi có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.
Chúng tôi cam kết sẽ tiến hành đăng ký thành lập Địa điểm kinh doanh với thời gian nhanh nhất cho quý khách hàng. Hơn nữa, Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc có đội ngũ chuyên viên đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này nên hồ sơ được soạn chính xác nên khả năng đăng ký thành công rất cao, tiết kiệm công sức và thời gian đăng ký.
Khi cần hướng dẫn về thủ tục thành lập Địa điểm kinh doanh công ty cổ phần khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc để được tư vấn các vấn đề liên quan như:
– Tư vấn quy trình thủ tục thành lập Địa điểm kinh doanh công ty;
– Hướng dẫn hoặc hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo thành lập Địa điểm kinh doanh cổ phần theo đúng quy định;
– Nhận ủy quyền và thay khách hàng làm thủ tục đăng ký thành lập Địa điểm kinh doanh công ty với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Chúng tôi rất mong nhận được sự tin tưởng và sự hợp tác từ khách hàng.
Hỏi đáp nhanh thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Khi nào phải thành lập địa điểm kinh doanh?
Doanh nghiệp tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh khi có hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty A có đăng ký trụ sở chính tại địa chỉ B nhưng có mở thêm 1 cơ sở kinh doanh tại địa điểm C, công ty A sẽ thành lập địa điểm kinh doanh tại địa điểm C để hoạt động kinh doanh tại đây được hợp pháp.
Chức năng của địa điểm kinh doanh công ty
Địa điểm kinh doanh công ty có chức năng như sau:
– Là nơi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm (i) hoạt động kinh doanh các ngành nghề ghi nhận trên Giấy chứng chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh (ii) Thực hiện chức năng văn phòng giao dịch, thông tin liên lạc của doanh nghiệp hoặc chi nhánh (Nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).
– Pháp luật quy định doanh nghiệp được tùy chọn tổ chức quản lý địa điểm kinh doanh theo hai dạng là (i) Địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty (ii) Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh công ty.
– Địa điểm kinh doanh khác tỉnh với cơ quan chủ quản sẽ được cấp mã số thuế phụ để thực hiện việc kê khai, nộp thuế.
Trách nhiệm của người đứng đầu địa điểm kinh doanh?
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh.
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là người đại diện theo pháp luật công ty hoặc người được người đại diện theo pháp luật công ty bổ nhiệm.
Hiện nay chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định về trách nhiệm của người đứng đầu địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, trách nhiệm của người đứng đầu sẽ do công ty giao phó thông qua quyết định bổ nhiệm.
Lưu ý gì khi thành lập địa điểm kinh doanh?
– Mỗi địa điển kinh doanh của doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm;
– Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
– Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;
– Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt.
Địa điểm kinh doanh có con dấu không?
Địa điểm kinh doanh được thành lập không thể khắc dấu riêng cho mình, nó chịu sự quản lý, giám sát, hoạch toán rất chặt chẽ và là bộ phận dính liền với công ty mẹ. Do đó nếu trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm này.
Công ty được thành lập tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?
Luật Doanh nghiệp không quy định số lượng tối đa địa điểm kinh doanh được lập, do đó, công ty có thể thành lập địa điểm kinh doanh không hạn chế để tiến hành hoạt động kinh doanh.
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là Giám đốc/Tổng Giám đốc công ty không?
Giám đốc hoặc người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm người đứng đầu khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty.
Tên địa điểm kinh doanh được đặt như thế nào?
+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Quý khách hàng cũng có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
+ Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”.
+ Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập địa điểm kinh doanh từ ngày 25/02/2020 đến ngày 31/12/2020, các địa điểm kinh doanh mới thành lập thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn thuế môn bài.
Địa điểm kinh doanh có sử dụng chữ ký số để kê khai thuế riêng không?
Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ. Do đó, địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân và không tự mình kê khai thuế. Vì vậy, địa điểm kinh doanh không sử dụng chữ ký số để kê khai báo cáo thuế, việc này sẽ do công ty mẹ làm.
Phạm vi ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh
Phạm vi ngành nghề kinh doanh địa điểm kinh doanh sẽ theo ngành nghề kinh doanh công ty mẹ (địa điểm kinh doanh sẽ được đăng ký hoạt động 1 phần ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ).
Nội dung giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh gồm những gì?
Thông tin giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm:
+ Mã số địa điểm kinh doanh.
+ Tên địa điểm kinh doanh.
+ Địa chỉ địa điểm kinh doanh
+ Ngành nghề kinh doanh tại địa điểm kinh doanh.
+ Người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
+ Thông tin đơn vị chủ quản
Kê khai và nộp thuế môn bài khi thành lập địa điểm kinh doanh như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập địa điểm kinh doanh từ năm đầu thành lập, các địa điểm kinh doanh mới thành lập thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn thuế môn bài bao gồm:
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.
– Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
– Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh công ty
Để khách hàng tham khảo, chúng tôi sẽ gửi tới quý khách mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh như sau:
CÔNG TY TNHH DỆT MAY VÀ ……….HÀ NỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/TB – TTHN | Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2024 |
THÔNG BÁO
Về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH DỆT MAY VÀ……………… HÀ NỘI
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: 0109…………………………
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): Không
Ngày cấp ……/……/…… Nơi cấp: …………………………………………………………………….
Thông báo lập địa điểm kinh doanh với các nội dung sau:
1. Tên địa điểm kinh doanh
Tên địa điểm kinh doanh viết bằng tiếng Việt: ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH SỐ 1 – CÔNG TY TNHH DỆT MAY VÀ ………………HÀ NỘI
Tên địa điểm kinh doanh viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):……………………………………
Tên địa điểm kinh doanh viết tắt (nếu có): ………………………………………………………..
2. Địa chỉ địa điểm kinh doanh:
Số ……… ngõ ……. phố ……………, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại (nếu có): ……………Fax (nếu có): …………………………………………………….
Email (nếu có): …………………….. Website (nếu có): ……………………………………
– Địa điểm kinh doanh nằm trong (Đánh dấu X vào ô vuông tương ứng nếu doanh nghiệp đăng ký địa chỉ trụ sở của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh nằm trong khu công nghiệp/khu chế xuất/khu kinh tế/khu công nghệ cao):
Khu công nghiệp □
Khu chế xuất □
Khu kinh tế □
Khu công nghệ cao □
- Ngành, nghề kinh doanh, nội dung hoạt động:
- a) Ngành, nghề kinh doanh:
STT | Tên ngành | Mã ngành | Ngành, nghề kinh doanh chính |
1. | May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) | 1410 | |
2. | Sản xuất máy cho ngành dệt, may và da | 2826 |
|
3. | Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép | 4641 | X |
4. | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may, da giày | 4659 | |
5. | Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép | 4669 | |
6. | Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh | 4771 | |
7. | Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ | 4782 | |
8. | Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục) | 1392 | |
9. | Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc | 1430 | |
10. | Sản xuất sợi | 1311 | |
11. | Sản xuất vải dệt thoi | 1312 | |
12. | Hoàn thiện sản phẩm dệt | 1313 | |
13. | Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác | 1391 | |
14. | Sản xuất thảm, chăn, đệm | 1393 | |
15. | Sản xuất các loại dây bện và lưới | 1394 | |
16. | Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: – Sản xuất các sản phẩm tấm dệt khổ hẹp, bao gồm các tấm dệt sợi ngang không có sợi dọc được ghép với nhau thông qua chất kết dính, – Sản xuất nhãn hiệu, băng rôn… – Sản xuất đồ tỉa trang trí: vải viền, quả tua, – Sản xuất nỉ, – Sản xuất màn tuyn và các màn bằng vải khác, sản xuất viền đăng ten cuộn, đăng ten mảnh, dải hoặc mẫu ten rời để trang trí, – Sản xuất tấm dệt được tẩm, được phủ hoặc tráng nhựa, – Sản xuất sợi kim loại hoá hoặc dây thừng và dây cao su có lớp nguyên liệu dệt phủ ngoài, sợi dệt được tráng, phủ hoặc bọc bằng cao su hoặc nhựa, – Sản xuất vải bố làm lốp xe bằng sợi nhân tạo có độ bền cao, – Sản xuất các loại vải được tráng hoặc xử lý khác nhau như: quần áo đi săn, vải dùng cho hoạ sĩ, vải thô và các loại vải hồ cứng…, – Sản xuất các sản phẩm dệt khác: mạng đèn măng sông, – Sản xuất ống phun nước, băng chuyền, băng tải (bất kể chúng được tăng cường bằng kim loại hoặc vật chất khác hay không), – Sản xuất vải lót máy móc, – Sản xuất vải quần áo dễ co giãn, – Sản xuất vải dùng vẽ tranh sơn dầu và vải vẽ kỹ thuật, – Sản xuất dây giày, – Sản xuất bông đánh phấn và găng tay, – May bao đựng gạo, vắt sổ quần áo. | 1399 |
- 4. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh:
Họ tên: ……………… Giới tính: Nữ
Sinh ngày: ………………… Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:
□ Chứng minh nhân dân X Căn cước công dân
□ Hộ chiếu □ Loại khác (ghi rõ): …………
Số giấy tờ pháp lý của cá nhân: ………………………
Ngày cấp: …………………
Nơi cấp: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa chỉ thường trú: ………………………………..
Địa chỉ liên lạc: …………………………….,
- 5. Chi nhánh chủ quản(chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh): Không
- Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh(chỉ kê khai đối với trường hợp đồng ký hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp đánh dấu Xvào một trong hai ô sau):
□ Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh ghi nhận thông tin của tất cả địa điểm kinh doanh
X Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh ghi nhận thông tin của từng địa điểm kinh doanh
- Thông tin đăng ký thuế:
STT | Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế |
1 | Thông tin về Kế toán trưởng/Phụ trách kế toán (nếu có): Họ và tên Kế toán trưởng/Phụ trách kế toán: ……………………………………………. Điện thoại: …………………………………………………………………………………………… |
2 | Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ chinhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh): Số nhà, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn: ………………………………………………………… Xã/Phường/Thị trấn: ……………………………………………………………………………… Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ……………………………………………… Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………………………… Điện thoại (nếu có): ………………………… Fax (nếu có): ……………………… Email (nếu có): …………………………………………………………………………………….. |
3 | Ngày bắt đầu hoạt động1(trường hợp chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh được dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì không cần kê khai nội dung này): ……/……/…… |
4 | Hình thức hạch toán (Đánh dấu X vào một trong hai ô “Hạch toán độc lập” hoặc “Hạch toán phụ thuộc” Trường hợp tích chọn ô “Hạch toán độc lập” mà thuộc đối tượng phải lập và gửi báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì tích chọn thêm ô “Có báo cáo tài chính hợp nhất”): Hạch toán độc lập □ Có báo cáo tài chính hợp nhất □ Hạch toán phụ thuộc X |
5 | Năm tài chính; Áp dụng từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 (ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán) |
6 | Tổng số lao động (dự kiến): 5 |
7 | Hoạt động theo dự án BOT/BTO/BT/BOO, BLT, BTL. O&M: Có □ Không X |
8 | Phương pháp tính thuế GTGT (chọn 1 trong 4 phương pháp): Khấu trừ □ Trực tiếp trên GTGT □ Trực tiếp trên doanh số □ Không phải nộp thuế GTGT X |
- Đăng ký sử dụng hóa đơn(chỉ kê khai đối với chi nhánh)3: Không
- 9. Thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội(chỉ kê khai đối với chi nhánh/văn phòng đại diện): Không
- Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài/Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam:Không
Doanh nghiệp cam kết:
– Trụ sở địa điểm kinh doanh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
– Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
Người ký tại Thông báo này cam kết là người có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
NGUYỄN BÍCH TRÀ |
Trả lời: Khi có nhu cầu tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh, khách hàng vui lòng liên hệ với Bộ phận Doanh nghiệp của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc thông tin sau:
– Yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868
– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999
– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)
– Email: [email protected]
Tóm lại, các doanh nghiệp muốn thành lập địa điểm kinh doanh cần phải đáp ứng những điều kiện, quy định của pháp luật hiện hành.
Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp
- Dự án Doanh nghiệp
- Dịch vụ Doanh nghiệp
- Hồ sơ năng lực Đại Lý Thuế Gia Lộc
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc