Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập ngành luật
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tới Quý độc giả Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập ngành luật. Mời Quý vị theo dõi.
Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập ngành luật
Báo cáo thực tập ngành luật là bản tổng kết lại những kỹ năng, trải nghiệm và bài học trong quá trình sinh viên tham gia kỳ thực tập tại một cơ quan, doanh nghiệp, công ty luật hay văn phòng luật nào đó.
Trong báo cáo thực tập lời mở đầu là một trong những nội dung không thể thiếu nhằm khái quát các vấn đề sẽ được đề cập đến trong bài báo cáo. Một lời mở đầu chuẩn, hay sẽ giúp thu hút người đọc và để lại ấn tượng tốt, góp phần nâng cao đánh giá về bài báo cáo.
Vậy đối với lời mở đầu báo cáo thực tập ngành luật cần phải viết như thế nào? Bài viết Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập ngành luật dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc các nội dung cần thiết để hoàn thành phần lời mở đầu của báo cáo một cách tốt nhất.
Báo cáo thực tập ngành luật là gì?
Báo cáo thực tập ngành luật là bản tổng kết lại những kỹ năng, trải nghiệm và bài học trong quá trình sinh viên tham gia kỳ thực tập tại một cơ quan, doanh nghiệp, công ty luật hay văn phòng luật nào đó.
Báo cáo thực tập cũng là một bài tập quan trọng bắt buộc phải có để sinh viên có thể thành công tốt nghiệp ra trường. Chính vì vậy, việc trình bày báo cáo thực tập tốt sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt giảng viên của mình cũng như với công ty, doanh nghiệp nơi bạn tham gia kỳ thực tập.
Thông thường một báo cáo thực tập ngành luật sẽ có các nội dung gồm:
+ Lời mở đầu
+ Tổng quan về cơ sở thực tập
+ Cơ sở lý thuyết
+ Nội dung và kết quả nghiên cứu
+ Đề xuất, kiến nghị, giải pháp
+ Kết luận.
Lời mở đầu bào cáo thực tập là gì?
Lời mở đầu báo cáo thực tập là một phần vô cùng cần thiết và quan trọng bởi chúng là phần giáo viên sẽ đọc trước tiên trong bài báo cáo thực tập, nó là ấn tượng đầu tiên của người đọc đối với bài báo cáo. Bên cạnh đó, lời mở đầu báo cáo thực tập cũng cho người đọc thấy được khái quát nội dung, phạm vi kiến thức được nói đến trong bài báo cáo thực tập.
Hầu hết, lời mở đầu báo cáo thực tập ngành luật thường bao gồm các nội dung sau:
+ Lý do chọn đề tài:
Trong lời nói đầu của báo cáo thực tập cần thể hiện được lý do lựa chọn đề tài hoặc tính cấp thiết của đề tài. Từ đó người đọc có thể tìm thấy lý do cho việc tham khảo, đọc báo cáo của bạn.
+ Mục tiêu nghiên cứu:
Báo cáo thực tập nhằm mục đích gì? Các nghiên cứu, luận điểm được thể hiện trong báo cáo nhằm phục vụ cho điều gì? Có tính thực tiễn hay không? Lời mở đầu cho báo cáo thực tập không thể thiếu đi nội dung này.
+ Phạm vi nghiên cứu;:
Tùy theo nguồn lực mà phạm vi của mỗi báo cáo thực tập sẽ khác nhau, mỗi địa điểm cũng sẽ có đặc điểm khác nhau. Vậy nên cần nêu rõ phạm vi thực hiện của báo cáo trong phần mở đầu của báo cáo thực tập.
+ Phương pháp nghiên cứu;
Các luận điểm trong báo cáo sẽ được chứng minh bằng cách nào? Điều này sẽ giúp người đọc nắm bắt được dòng chảy lập luận trong báo cáo thực tập, dễ dàng tìm kiếm các nội dung cần thiết.
+ Cấu trúc đề tài:
Trong lời nói đầu báo cáo thực tập, bạn cũng cần thể hiện được những phần nội dung lớn nhất, có chứa trong báo cáo thực tập của mình kèm theo nội dung được trình bày trong từng phần.
Mẫu lời mở đầu báo các thực tập ngành luật
Các mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập ngành luật sẽ giúp bạn dễ hình dung và biết cách viết một lời mở đầu báo cáo thực tập ngành luật chính xác, hiệu quả hơn.
Các bạn có thể tham khảo mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập ngành luật mà bài viết gợi ý dưới đây:
1. Tên đề tài: “Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật việt nam hiện hành”
2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình chủ yếu thông qua các giao dịch dân sự. Khi xác lập các giao dịch này đa số các bên tham gia đều mong muốn thực hiện đầy đủ các cam kết của mình, nhưng cũng có những trường hợp vì lý do khách quan hay chủ quan, mà một bên trong quan hệ nghĩa vụ đó đã vi phạm nghĩa vụ của mình chẳng hạn không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Việc vi phạm nghĩa vụ đó đã gây thiệt hại cho chủ thể có quyền lợi trong giao dịch, là nguyên nhân gây ra những tranh chấp và những bất ổn cho xã hội.
Chính vì vậy,để góp phần cho các cam kết hợp pháp được giao kết, thực hiện đúng và đầy đủ, thỏa mãn nhu cầu chính đáng của các bên, hạn chế tranh chấp và thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển nhà làm luật đã quy định bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Trong đó, đặt cọc với ưu điểm dễ thực hiện, tính an toàn cao, tính ràng buộc chắc chắn và có tính chế tài nghiêm khắc, được các chủ thể sử dụng khá phổ biến trong giao dịch dân sự nói chung, đặc biệt là trong các giao dịch dân sự liên quan đến các đối tượng là nhà, quyền sử dụng đất và các bất động sản khác. Đặt cọc cũng được thể hiện dưới hình thức của một hợp đồng nếu được các bên giao kết.Hiện nay hợp đồng đặt cọc ngày càng trở nên phổ biến do tính an toàn pháp lý và thực tiễn cao.Để đạt được điều đó thì các quy định về “thực hiện hợp đồng đặt cọc “mang tính chất rất quan trọng.
Nhằm tìm hiểu thêm những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng của hợp đồng đặt cọc, người viết chọn đề tài “Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành” để nghiên cứu và làm bài báo cáo thực tập.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các quy định về thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam, người viết muốn tìm hiểu rõ hơn những vấn đề lý luận chung, đồng thời tìm hiểu thực tiễn về việc “Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành” với mong muốn có thể góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu về hợp đồng đặt cọc được quy định trong Bộ Luật dân sự 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau:
– Phương pháp phân tích để làm rõ các nguyên tắc, trình tự,thủ tục và phương thức giải quyết tranh chấp của hợp đồng đặt cọc.
– Phương pháp tổng hợp nhằm sắp đặt,liên kết, hệ thống các vấn đề đã phân tích cũng như trình bày các vấn đề.
– Phương pháp thống kê nhằm thu thập thông tin dữ liệu thông qua quá trình thực hiện hợp đồng đặt cọc.
6. Kết cấu của chuyên đề:
Đề tài được chi làm 5 phần:
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Kết cấu đề tài
PHẦN 2: LÝ THUYẾT
2.1. Vấn đề chung về hợp đồng đặt cọc
2.1.1 Khái niệm về hợp đồng đặt cọc
2.1.2 Mục đích của hợp đồng đặt cọc
2.1.3 Hình thức của hợp đồng đặt cọc
2.1.4 Nội dung hợp đồng đặt cọc
2.2. Điều kiện Luật quy định về thực hiện hợp đồng đặt cọc
2.2.1 Chủ thể thực hiện hợp đồng
2.2.2 Hình thức của tài sản trong thực hiện hợp đồng
2.2.3 Phương thức xử lý tài sản đặt cọc trong thực hiện hợp đồng
PHẦN 3: THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC TẠI CTY CP BĐS GM HOLDINGS
PHẦN 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
PHẦN 5: KẾT LUẬN
Trên đây là các nội dung liên quan đến Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập ngành luật. Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc