Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2024
Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp là một trong những tài liệu bắt buộc phải có khi các tổ chức, doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục thành lập công ty
Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2024
Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp là một trong những tài liệu bắt buộc phải có khi các tổ chức, doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục thành lập công ty.
Trong thủ tục thành lập doanh nghiệp thì bản sao mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp là một tài liệu nhận được sự quan tâm tìm hiểu của nhiều cá nhân, nhất là với những chủ thể đang có mong muốn thành lập doanh nghiệp.
Vậy mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp là gì? Hiện nay khi sử dụng mẫu thì mọi người thường sử dụng mẫu quyết định như thế nào để đúng theo quy định pháp luật? Cách soạn thảo mẫu quyết định ra sao?
Để giải đáp tất cả những câu hỏi nêu trên của Khách hàng, Tổng đài 1900 6557 mang đến nội dung bài viết sau đây. Chúng tôi hi vọng với những nội dung bài viết mang lại sẽ làm hài lòng Khách hàng khi đang phải mất thời gian nghiên cứu, loay hoay tìm hiểu những vấn đề này.
Quyết định thành lập doanh nghiệp là gì?
Quyết định thành lập doanh nghiệp là văn bản của các thành viên thực hiện việc góp vốn về thành lập doanh nghiệp với các nội dung như thông tin thành viên tham gia góp vốn, số vốn góp, tài sản góp vốn, tỷ lệ góp vốn, loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh…
Trường hợp thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty là tổ chức mà không phải là cá nhân thì khi muốn thành lập doanh nghiệp theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần thì theo quy định tại Nghị định 01 năm 2021 của Chính phủ thì khi muốn thực hiện thành lập bắt buộc trong hồ sơ phải có bản sao của quyết định thành lập doanh nghiệp.
Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp
Với mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp nói chung thì khi soạn thảo hồ sơ Khách hàng cần chú ý để đảm bảo những nội dung sau:
– Thông tin của tổ chức, thành viên đứng ra quyết định thành lập doanh nghiệp cùng quốc hiệu tiêu ngữ
– Tên của quyết định thành lập doanh nghiệp
– Địa chỉ cùng ngày, tháng, năm soạn thảo quyết định
– Căn cứ để thành lập doanh nghiệp
– Nội dung của quyết định thành lập:
+ Thành viên tham gia góp vốn thành lập;
+ Tổng tài sản góp vốn;
+ Tên doanh nghiệp;
+ Trụ sở doanh nghiệp;
+ Người đại diện chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp số tiền tham gia góp vốn cùng các thông tin cá nhân của thành viên chịu trách nhiệm;
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Tổng giám đốc/ Giam đốc;
+ Người đại diện pháp luật.
Lưu ý: Trước khi thực hiện quyết định thành lập doanh nghiệp thì các thành viên phải có một biên bản họp để ghi nhận về các nội dung liên quan đến quá trình góp vốn cũng như các điều kiện, nội dung thỏa thuận giữa các thành viên.
Trong mẫu biên bản họp cần đảm bảo những nội dung về:
+ Tên biên bản họp mục đích là gì
+ Thông tin của các thành viên tham gia cuộc họp: Tên, chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu đăng ký thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại..
+ Nội dung góp vốn thành lập công ty
+ Mức góp vốn thành lập của từng thành viên
+ Bầu và cử người giữ chức vụ quyền hạn quản lý cùng với người đại diện pháp luật.
+ Các thành ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp 1 thành viên
Với mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp một 1 thành viên thì mẫu này thường là mẫu quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Và với việc thành lập doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn là một thành viên thì chia ra làm 02 trường hợp.
– Chủ sở hữu thành lập công ty TNHH là cá nhân thì trường hợp này sẽ không cần đến biên bản họp hội đồng thành viên cũng như mẫu quyết định thành lập của các thành viên tham gia góp vốn nữa.
– Chủ sở hữu là tổ chức thì trong quyết định thành lập cũng tương tự giống nội dung của mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp. Song trong nội dung quyết định Khách hàng cần chú ý:
+ Chủ sở hữu công ty có thể ủy quyền cho ít nhần 02 thành viên làm người đại diện pháp luật. Song với 02 người đại diện thì lúc này mô hình quản lý công ty sẽ theo mô hình của hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc sẽ là người trực tiếp đại diện theo pháp luật.
+ Chủ sở hữu công ty mà ủy quyền cho một thành viên làm người đại diện pháp luật thì lúc này người đại diện theo ủy quyền sẽ giữ chức vụ là chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn. Mô hình tổ chức công ty trách nhiệm lúc này sẽ gồm chủ tịch, tổng giám đốc hoặc giám đốc.
Hướng dẫn soạn quyết định thành lập doanh nghiệp
Khi soạn thảo quyết định thành lập Doanh nghiệp thì Khách hàng chú ý các nội dung về:
+ Căn cứ thành lập trước hết phải tuân thủ theo quy định pháp luật, trước tiên là Luật doanh nghiệp, sau đó đến biên bản họp góp vốn, cùng với đó là dựa theo nhu cầu nguyện vọng các thành viên.
+ Quyết định thành lập phải nêu chi tiết rõ ràng, thể hiện rõ trong các điều khoản về việc nhất trí trong việc thành lập công ty. Tại các nội dung liên quan đến phần vốn góp cần công khai minh bạch hay việc thông tin người đại diện pháp luật hay tên doanh nghiệp đều phải dựa trên tinh thần theo số đông đưa ra bàn bạc và lấy ý kiến biểu quyết.
+ Thông tin của người được ủy quyền để giữ chức vụ quản lý trực tiếp phần quản lý vốn hay thực hiện các quyền tại công ty cũng cần chi tiết về các thông tin cá nhân của thành viên ủy quyền và trách nhiệm của thành viên này.
+ Quyết định thành lập phải có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên tham gia sáng lập công ty.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi gửi đến độc giả về các vấn đề liên quan đến mẫu quyết định thành lập công ty. Trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, Khách hàng có vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được giải đáp.
>>>> Tham khảo thêm bài viết: Quyết định hành chính là gì?
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc